Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích nhiều năm bất ngờ "tái xuất"

Admin
Loài vật quý hiếm này chỉ sống trên cây và có thể nhai nát những quả dừa bằng chiếc răng khổng lồ của chúng.

Một con chuột khổng lồ cực hiếm lần đầu tiên được máy ảnh của các nhà khoa học ghi lại. Theo đài CBS News, con chuột khổng lồ này thuộc loài Uromys vika.

Trường ĐH Melbourne (Úc) cho biết đây là "một trong những loài gặm nhấm hiếm nhất thế giới". Uromys vika chỉ mới được tìm thấy tại hòn đảo Vangunu thuộc Quần đảo Solomon.

Uromys vika được xác định lần đầu tiên vào năm 2017, cũng là lần đầu tiên sau hơn 80 năm một loài gặm nhấm mới được xác định ở Quần đảo Solomon.

Những con Uromys vika có thể dài ngang với đứa bé sơ sinh, nặng 1kg. Các nhà khoa học còn gọi chúng là chuột khổng lồ Vangunu.

Cho đến nay, người ta có rất ít thông tin về chuột Uromys vika nhưng các nhà khoa học chắc chắn một điều rằng chúng có kích thước khổng lồ.

"Loài chuột khổng lồ quý hiếm này có kích thước ít nhất gấp đôi một con chuột thông thường, sống trên cây và được cho là có thể nhai dừa bằng răng" - Trường ĐH Melbourne viết trong một thông cáo báo chí.

Theo trang tin khoa học LiveScience, Uromys vika có thể dài tới 50 cm – tương đương kích thước của một đứa trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngoài thân hình to lớn, loài gặm nhấm này còn có đuôi dài và "tai rất ngắn".

Mặc dù sinh vật này có kích thước cực kỳ lớn, song đã trải qua suốt hàng thế kỷ, các nhà khoa học vẫn chưa từng ghi lại được bất kỳ một hình ảnh nào về chúng. Họ chỉ được nghe những câu chuyện kể lại từ người dân bản địa, hoặc những nhân viên thuộc Khu Quản lý Tài nguyên Cộng đồng Zaira.

Trong một nghiên cứu cách đây không lâu, các nhà khoa học rốt cuộc đã khám phá ra bí ẩn, và lần đầu tiên ghi lại hình ảnh của loài gặm nhấm này.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích nhiều năm bất ngờ "tái xuất"- Ảnh 1.

Một con chuột khổng lồ cực hiếm được máy ảnh ghi lại trên hòn đảo Vangunu.

Theo đó, các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Melbourne và Trường ĐH Quốc gia Quần đảo Solomon cho hay sau khi đặt những chiếc đèn dầu thủy tinh chứa đầy dầu mè, họ đã chụp được 95 hình ảnh của tổng cộng 4 con chuột Uromys vika, trong đó có 1 con đực và 3 con cái.

"Hình ảnh cho thấy loài chuột khổng lồ Vangunu sống trong các khu rừng nguyên sinh thuộc Quần đảo Solomon", Tyrone Lavery, nhà nghiên cứu động vật có vú từ ĐH Melbourne, nói.

"Nhiều khả năng, đây là môi trường sống cuối cùng còn sót lại của loài này", vị chuyên gia nói thêm.

Được biết, suốt nhiều năm, các cuộc tìm kiếm đã được tổ chức trên diện rộng, nhưng không tìm thấy bất kỳ manh mối nào, dù là da hay lông của loài này.

Mãi tới năm 2017, một công ty khai thác gỗ đã chặt một cây lớn trong rừng và phát hiện ra xác của một loài gặm nhấm kỳ lạ trong đống đổ nát. Đây là lần đầu tiên họ xác nhận sự tồn tại của loài chuột khổng lồ Vangunu trước cộng đồng khoa học, dù vẫn chưa thực sự tìm thấy chúng.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích nhiều năm bất ngờ "tái xuất"- Ảnh 2.

Trải qua nhiều năm sử dụng bẫy camera ở những vị trí chiến lược, cuối cùng các nhà khoa học mới có thể ghi lại được hoạt động của loài vật quý hiếm này.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích nhiều năm bất ngờ "Sư hổ" và những loài vật lai tạo kỳ lạ nhất hành tinhĐỌC NGAY

Hiện, Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt kê Uromys vika vào danh sách cực kỳ nguy cấp vì nơi chúng sinh sống chỉ là một hòn đảo rộng hơn 500 km2. 

Đáng lo ngại, khu vực nơi những con chuột khổng lồ trên được tìm thấy có diện tích chưa đầy 80 km2 và đang bị tàn phá nhanh chóng do khai thác gỗ.

Một cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm đã diễn ra giữa các bộ tộc bản địa và chính quyền Quần đảo Solomon trong việc bảo tồn những hệ sinh thái quý giá còn sót lại trên đảo.

Song vào tháng 11/2022, chính phủ Quần đảo Solomon đã đồng ý cho khai thác gỗ trên vùng đất truyền thống của bộ tộc Dokoso.

Các nhà khoa học đã lên tiếng mạnh mẽ, cho rằng hành động này sẽ làm mất đi sự đa dạng sinh học, dẫn tới cuộc sống của nhiều loài vật bị đe dọa. Trong đó, chuột khổng lồ Vangunu có thể là những sinh vật đầu tiên bị tận diệt vì mất môi trường sống.

Minh Hoa (t/h)