Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế

Admin
Cây mai đột biến “lá ngọc cành vàng” đã gây chú ý tại buổi triển lãm "Mai vàng Huế - Tuyệt tác mùa Xuân” diễn ra tại Đại Nội Huế.

Sáng ngày 10/2, trong khuôn khổ Hội thảo “Định hướng phát triển Mai vàng Huế”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức triển lãm "Mai vàng Huế - Tuyệt tác mùa Xuân” tại khuôn viên trước Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế.

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 2).

Tại đây, có 37 tác phẩm mai vàng Huế của 22 tác giả đăng ký tham gia trưng bày, triển lãm. Buổi triển lãm đã thu hút nhiều người là chuyên gia, nghệ nhân, người yêu mai Huế đến tham quan.

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 3).

Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm tuyên truyền quảng bá, trưng bày, giới thiệu các tác phẩm Mai vàng Huế góp phần tôn vinh, quảng bá và lan tỏa những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kinh tế và thương hiệu Mai vàng Huế. Đồng thời, tạo sân chơi ý nghĩa để các chuyên gia, nghệ nhân, những người yêu thích nghệ thuật chơi mai có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp trồng và chăm sóc Mai vàng.

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 4).

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 5).

Một "cụ" hoàng mai hàng chục năm tuổi trưng bày tại buổi triển lãm.

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 6).

Cây mai nguồn gốc tự nhiên có thế "Bát Tiên" quý của một nghệ nhân ở Phạm Văn Đồng, TP.Huế.

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 7).

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 8).

Gây chú ý với người xem vẫn là cây mai đột biến “lá ngọc cành vàng” của anh Hoàng Công Toàn (SN 1991), trú ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế bởi màu lá khác với các cây mai còn lại.

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 9).

Theo anh Toàn, cây mai này cây chủ là giống hoàng mai Huế nhưng nhờ sự lai giống đã tạo ra sự đột biến với việc cho ra lá, ngọn, búp có màu vàng nõn như màu ngọc quý.

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 10).

Một người chơi mai chia sẽ tại buổi triển lãm, mai “lá ngọc cành vàng” có nguồn gốc ở Quảng Trị. Đây là loại mai quý, lạ bởi màu sắc thanh tao, quý phái và không dễ để nhân giống.

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 11).

Dân sinh - Mục sở thị cây mai đột biến quý, lạ ở Huế (Hình 12).

Anh Toàn cho biết, cây mai này đã gắn bó với anh khoảng 5 năm. Dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi có người trả giá mua cây mai giá gần 200 triệu đồng nhưng anh không bán.

Lê Kông