Tin liên quan
350 đại biểu tham gia hội thảo khoa học định hướng Quy hoạch Thủ đô
Khai mạc hội thảo Văn hóa 2022: “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa’’
Trước khi bắt đầu Hội thảo, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo trọn đời vì nước, vì dân với lòng thành kính và tiếc thương vô hạn.
Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về văn hóa và kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, hướng tới kỷ niệm 50 giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1975-2025). Hội thảo là một bước thảo luận nhằm nhận thức, đánh giá đúng và đầy đủ hơn những thành tựu và những vấn đề đặt ra 50 năm qua trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, góp phần xây dựng cơ sở phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, góp phần công tác hoạch định đường lối của Đảng trong Đại hội lần thứ XIV tới đây và hướng tới tiếp tục hoàn thiện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng.
Chủ trì Hội thảo là GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó CT Thường trực Hội đồng lý luận TƯ, TS. Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó CT Hội đồng lý luận TƯ.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh 50 năm qua, sau chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Trong số đó, lĩnh vực văn hóa, xã hội và con người đã có những bước đổi mới, phát triển quan trọng phù hợp với từng chặng đường của cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em; ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn với mọi mặt của đời sống, hướng tới phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân; được bảo tồn, phát huy; từng bước trở thành động lực, nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, cho đến nay văn hóa vẫn chưa thực sự được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa có lúc còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ một trong các nguyên nhân chính của những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa là: “việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối văn hóa của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả;” đồng thời yêu cầu phải “phân tích sâu sắc các nguyên nhân này để tìm cách khắc phục, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.”
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh việc “sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa, xây dựng con người;” “phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hóa.”
Tham dự Hội thảo các nhà khoa học, nghiên cứu, các chuyên gia đã đem đến những bài tham luận, ý kiến cởi mở, tâm huyết, trách nhiệm cao… với các nội dung xoay quanh những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc qua 50 năm thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 50 năm qua; những vấn đề đặt ra hiện nay và định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội thảo, TS Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhấn mạnh Thành ủy Hà Nội rất vinh dự, tự hào được lựa chọn để phối hợp cùng với Hội đồng Lý Luận Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - Một trong những lĩnh vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu một tầm cao mới trong tư duy lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới, được Đảng ta xác định, văn hóa vừa là động lực, vừa là nguồn lực “sức mạnh mềm” mục tiêu của phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội.
“Hội thảo hôm nay là dịp để các đại biểu trao đổi, tiếp tục khẳng định vai trò, giá trị, tầm quan trọng, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Đảng nhìn lại 40 năm đổi mới trên lĩnh vực văn hóa, thấy rõ những thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức để bàn và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, đề xuất và kiến nghị những giải pháp nhằm tao chuyển mạnh mẽ, toàn diện trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, trong đó có nhiệm vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đáp ứng xu hướng phát triển văn hóa khu vực và thế giới”- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Theo Phó Bí thư, đây cũng là dịp để Đảng bộ Hà Nội có cơ hội giao lưu, trao đổi, thảo luận giới thiệu với các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành ủy bạn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong nước về mảnh đất, con người Thủ đô với truyền thống trong lịch sử và hiện tại.