Từ việc sàn Temu, cần có chính sách phát triển sàn thương mại điện tử trong nước

Admin
(Chinhphu.vn) - Sàn thương mại điện tử Temu thời gian gần đây quảng cáo rầm rộ, hàng hóa giảm giá sâu, có mặt hàng giảm đến 70%, rẻ hơn so với mặt bằng. Đây là "cảnh báo lớn", rất cần quan tâm trong lĩnh vực tiêu dùng hiện nay.
Từ việc sàn Temu, cần có chính sách phát triển sàn thương mại điện tử trong nước- Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) thảo luận tại tổ

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025...

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) nhận định, năm 2024, có nhiều biến động nhưng chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu so với thế giới, có nhiều chỉ tiêu quốc tế đạt mức cao như: Chỉ số tín nhiệm tăng lên BB+, thậm chí có tổ chức xếp hạng BA.

Chỉ số hạnh phúc cũng tăng 11 bậc đứng 54/147; chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc, đứng thứ 44/122 thể hiện tiến bộ rõ; chỉ số Chính phủ điện tử tăng 15 bậc, xếp thứ 71/193; chỉ số an toàn an ninh mạng được xếp hạng cao, thứ 17/191.

"Như vậy, chúng ta có tiến bộ lớn so với sự phát triển chung của thế giới", ông Hoàng Văn Cường nhận định.

Với mức tăng trưởng quý III/2024 đạt 7,4%, cả 9 tháng đạt 6,82% cho thấy nền kinh tế có thể phục hồi lại được như trước dịch COVID-19, tạo đà tăng cho quý 4 và mục tiêu đặt ra GDP năm 2024 6,5% đến 7% hoàn toàn tin tưởng đạt được.

Tuy nhiên, thời gian tới, ông Hoàng Văn Cường cho rằng, còn nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó có lĩnh vực tiêu dùng. Bởi 9 tháng qua, tiêu dùng bình quân tăng 8,8%, trong khi đó giai đoạn trước dịch luôn ở mức trên 10%.

Chỉ số tăng trưởng tiêu dùng phụ thuộc vào du lịch, cho thấy sức mua sắm của người dân trong nước còn hạn chế, dù tiền lương đã tăng nhưng hầu như chưa tác động đến sức tiêu dùng. Điều này có thể do năng lực tiêu dùng thấp hoặc do mua online, nhất là xuyên biên giới, chúng ta không đánh giá được.

Trong đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đề cập đến việc gần đây sàn giao dịch Tamu quảng cáo rất rầm rộ, giảm giá mạnh đến 70%. Đây là "cảnh báo lớn" rất cần quan tâm trong lĩnh vực tiêu dùng hiện nay.

Ông Cường cho rằng nếu không có giải pháp kiểm soát, có thể người tiêu dùng sẽ phải mua hàng qua các kênh thương mại điện tử giá rẻ, chưa được kiểm soát chất lượng, ảnh hưởng đến thị trường trong nước.

Theo ông Cường, việc này có nguy cơ triệt tiêu hàng sản xuất trong nước. Khi đó, các cửa hàng kinh doanh trong nước gặp khó khăn, sẽ phải đóng cửa khi người dân mua hàng giá rẻ qua mạng.

"Chúng ta cần có hành động ngay, không thể cấm vì đây là xu thế nhưng phải có kiểm soát về chất lượng hàng hóa bán qua sàn thương mại điện tử", ông Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.

TIN LIÊN QUANThông tin về hoạt động của sàn thương mại điện tử Temu tại Việt NamBộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử TemuNâng hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tửTỔNG THUẬT: Tọa đàm về 'Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử'Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thứcPhát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức

Đồng thời đề nghị cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên sàn thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Cùng đó cần xem xét chính sách miễn thuế nhập khẩu với hàng hóa giá trị nhỏ, dưới 1 triệu đồng, liệu còn phù hợp hay không trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra, theo ông Cường, một giải pháp quan trọng là tăng cường năng lực cạnh tranh cho các sàn thương mại điện tử trong nước.

Bởi thị phần hoạt động thương mại điện tử có đến trên 95% là sàn giao dịch nước ngoài. Do đó, cần có chính sách gây dựng sàn trong nước đủ cạnh tranh.

"Tôi cho rằng, gắn liền với kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, cần có chính sách phát triển sàn giao dịch trong nước để phát triển kinh tế số", ông Cường nói.

Tại tổ Trà Vinh, đại biểu Trần Quốc Tuấn cũng nhấn mạnh về việc cần có giải pháp hiệu quả hơn nữa trong hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, quản lý và kiểm soát tốt kinh doanh thương mại điện tử.

Theo ông Trần Quốc Tuấn, thương mại điện tử có 2 mặt. Mặt tích cực đối với người tiêu dùng là rất dễ mua sắm, chỉ cần thực hiện vài thao tác trên điện thoại thông minh là có thể mua các món đồ theo ý thích với giá rẻ, được giao hàng nhanh chóng, với phương thức thanh toán dễ dàng.

Nhưng ngược lại, thực tế này đang gây khó khăn các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, vì hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh về giá cả, mẫu mã.

Từ đó, ông Trần Quốc Tuấn đề xuất các cơ quan chức năng có giải pháp chỉ đạo kiên quyết, dứt khoát, hiệu quả để vừa khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy phát triển, vừa bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trong nước, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Temu là sàn bán lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới được điều hành bởi công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings (công ty mẹ của Pinduoduo, một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.

Nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và nhanh chóng mở rộng nhanh đến Canada, Australia, New Zealand và nhiều quốc gia ở châu Âu và Đông Nam Á.

Tại buổi họp báo của Bộ Công Thương ngày 23/10, trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhât Tân thông tin: Bộ Công Thương đang giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát đánh giá tác động.

"Về giá cả, tôi cũng giật mình khi thấy giá của họ rẻ, nhưng phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, vì chưa thể khẳng định giá đó thật hay không. Trước hết phải tôn trọng việc mua bán là thỏa thuận trên thị trường", ông Tân nói và cho hay sẽ có thông tin về kết quả và có giải pháp để kiểm soát phù hợp

Hải Giang