Vì sao 2 trường hợp thoát án hình sự vụ đánh bạc King Club?

Admin
Trong vụ đánh bạc xảy ra tại Câu lạc bộ King Club chỉ có 2 trường hợp không đủ căn cứ khởi tố hình sự, trong đó 1 người là cán bộ công chức nhà nước.

Vì sao không đủ căn cứ?

Trong vụ án xảy ra tại King Club trong khách sạn Pullman Hà Nội, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng đề nghị tòa án xét xử 141 người về tội "Tổ chức đánh bạc" và "Đánh bạc".

Riêng tội Đánh bạc có tới 136 bị can, trong đó người "sát phạt" với số tiền lớn nhất là Nguyễn Văn H. (SN 1978, quê Hải Dương). Người này chi tới 16 triệu USD trong suốt thời gian chơi và lần chơi lớn nhất lên tới 41 tỷ đồng. Trong khi người chơi ít nhất đủ căn cứ khởi tố theo quy định trong vụ án trên đã bỏ ra hơn 7 triệu đồng.

Vì sao 2 trường hợp thoát án hình sự vụ đánh bạc King Club?- Ảnh 1.

Cơ quan công an tại thời điểm kiểm tra "sới bạc" King Club.

Xem thêm: Tiết lộ bất ngờ về "con bạc khát nước" đường dây đánh bạc King Club

Trong vụ án trên, chỉ có 2 đối tượng là Vũ Hữu Đ. (SN 1974, là công chức, trú phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm (cũ) TP. Hà Nội và Phạm Thị Hồng Ph. (SN 1982, là lao động tự do) đều đánh bạc dưới 5 triệu đồng và không có tiền án, tiền sự về tội đánh bạc nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Đánh bạc" quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự.

Ngày 15/6/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có Văn bản kiến nghị Công an địa phương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 đối tượng này.

Bỏ gần 5 tỷ đồng/lần "đỏ đen" có dấu hiệu thâm thần?

Trong vụ án, cơ quan điều tra xác định 2 người thực hiện hành vi đánh bạc nhưng có dấu hiệu bị bệnh tâm thần. Số này gồm Nguyễn Thị Mai A. (SN 1978, ở Hà Nội), có hành vi đánh bạc 67 lần trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6/2024. Lần chơi nhiều nhất, 205.270 USD (tương đương 4,9 tỷ đồng), lần chơi ít nhất 2.150 USD (tương đương 52 triệu đồng).

Tiếp đến là Lê Văn Đ. (SN 1978, ở Hà Nội), trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6/2024 đánh bạc 33 lần. Trong đó, lần chơi nhiều nhất 70.231 USD (tương đương 1,7 tỷ đồng); lần chơi ít nhất 440 USD (tương đương 10 triệu đồng).

Đường dây đánh bạc có nhiều cán bộ: Tặng tới 1.000 USD để dụ Hơn 4 tháng, Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chi 7 triệu USD đánh bạc

Xác minh cho thấy, Nguyễn Thị Mai Anh là bị can trong vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp.Hà Nội thụ lý còn Lê Văn Đông là bị can trong vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Xuân (cũ) thụ lý.

Cả hai đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương.

Cơ quan điều tra trưng cầu, đề nghị Viện Pháp y tâm thần Trung ương - Bộ Y tế giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vị trước, trong và sau khi thực hiện hành vi đánh bạc của 2 người nhưng vẫn chưa có kết quả. Do vậy, cả hai được tách hồ sơ để xem xét, xử lý sau.

Liên quan đến 2 đối tượng nghi "tâm thần" trên có liên qua đến vụ án mới đây do Công an Tp.Hà Nội khởi tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương thành phố Hà Nội.

Theo cáo buộc, năm 2016, sau khi phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thị Mai A. bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương.

Tại đây, người phụ nữ đã cấu kết với các cán bộ, giám định viên của Viện để được ra ngoài. Năm 2020, Mai A. tiếp tục phạm tội Làm giả con dấu, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và tiếp tục được bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Ba năm sau, đối tượng cùng chồng là Lê Văn Đ. lại Gây rối trật tự công cộng. Cả 2 bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương.

Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh, Mai A. đã hối lộ các lãnh đạo, nhân viên của Viện để mỗi người được bố trí một phòng riêng, có điều hòa và các thiết bị âm thanh để tổ chức ăn chơi, thậm chí là sử dụng ma túy tại Viện và được ra ngoài, thậm chí đi du lịch, nghỉ mát và mời cả Khoa ở Viện Pháp y đi cùng.

Mai A. đã dắt mối, đặt vấn đề với lãnh đạo Viện Pháp y để lo "chạy" kết luận giám định tâm thần cho các bị can khác. Một số trường hợp Mai A. nhận hàng tỷ đồng, sau đó chuyển cho Trần Văn Trường - nguyên Viện trưởng vài trăm triệu đồng.