Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 13/2, vị trí tâm "Áp thấp chồng áp thấp" xuất hiện, liệu có ảnh hưởng đến nước ta?ĐỌC NGAY
Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 13/2, vị trí tâm "Áp thấp chồng áp thấp" xuất hiện, liệu có ảnh hưởng đến nước ta?ĐỌC NGAY
Nhận định thời tiết từ đêm 14/2 đến ngày 22/2
- Bắc Bộ: Dự báo phía Đông Bắc Bộ và khu vực Lào Cai, Yên Bái, Nam Sơn La, Hòa Bình đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; riêng khu Tây Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều hửng nắng. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
- Bắc Trung Bộ: có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng; riêng từ đêm 15-16/2 có mưa rải rác. Đêm và sáng trời rét.
- Trung và Nam Trung Bộ: có mưa rào và dông vài nơi; riêng từ ngày 16-17/2 có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Phía Bắc đêm và sáng trời rét.
- Các khu vực khác: Dự báo thời tiết khu vực này có mưa rào và dông vài nơi.
Trao đổi với Pháp luật TPHCM, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, cho biết, theo thống kê từ năm 1975 tới nay, bão/áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông vào tháng 2 là các năm 2012 (áp thấp nhiệt đới), năm 2013 và năm 2014. Trong đó, năm 2014 là do cơn bão KAJIKI hoạt động ở khu vực miền Nam của Philippin, sau khi đi vào Biển Đông thì yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Như vậy, áp thấp nhiệt đới xuất hiện trong tháng 2 cũng là sự kiện ít thấy. Những cơn bão/áp thấp nhiệt đới xảy ra trong khoảng tháng 1-2 thường được coi là những cơn bão/áp thấp nhiệt đới rớt của mùa bão năm trước, cũng chưa phải là dấu hiệu báo sự bất thường của thời tiết.
Trúc Chi (t/h)