Cải xoong
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ từng đưa ra bảng đánh giá về những loại rau và trái cây giàu dinh dưỡng. Trong đó, các chuyên gia nông nghiệp và dinh dưỡng đã xác định được loại rau tốt nhất cho sức khỏe con người. Cụ thể các tiêu chuẩn cần đáp ứng dựa trên nồng độ vitamin và khoáng chất thiết yếu của mỗi loại rau, quả. Những loại rau thông thường như rau cải bina, củ cải đường có tổng điểm khoảng 100. Nhưng loại rau duy nhất có điểm tuyệt đối 100 là rau cải xoong.
Đây là một loại rau quen thuộc với người Việt, hầu như chợ nào cũng bán. Cải xoong là loại rau lá xanh, nhỏ, thân tròn và có vị hơi cay nồng. Chúng cùng họ hàng với cải xoăn, bắp cải. Loại rau này có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy là một loại rau rẻ tiền nhưng cải xoong không chỉ có tác dụng bảo vệ phổi và ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư phổi mà còn có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán các tế bào ung thư.
Lợi ích chống ung thư của cải xoong có được là nhờ khả năng làm tăng mức độ chất kháng oxy hóa trong máu và bảo vệ DNA, chống lại những tổn thương do các chất độc hại gây ra.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí The British Journal of Nurition (Anh), ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú cũng như suy giảm nguy cơ ung thư nói chung. Cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua. Ngoài ra, cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali
Đặc biệt hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong rất cao cũng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư. Đồng thời các hoạt chất trong cải xoong cũng gây ra hiệu ứng apoptosis (giết tế bào ung thư). Tương tự như vậy, chiết xuất từ cải xoong thô cũng là "vệ sĩ" chống lại các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết nhờ ngăn chặn được sự di căn của các tế bào ác tính.
Hợp chất isothiocyanate từ cải xoong gây ức chế hoạt động của men metalloproteinase-9 (một loại enzyme có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các khối u), nhờ đó giúp ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư vú.
Rau mướp
Mướp là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, ngoài quả mướp thì lá mướp cũng được được chế biến nhiều món ngon.
BS Nguyễn Ngọc Lan chia sẻ với báo Sức khỏe & Đời sống một số bài thuốc dân gian từ lá mướp mà người dân thường dùng:
- Lá mướp chữa ho kéo dài: Lá mướp hương 20g nấu nước uống.
-Lá mướp thanh nhiệt: Để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng.
- Lá mướp chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm 1 lần.
- Lá mướp chữa phù thũng: Lá mướp hương 15g, cây cứt lợn 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.
- Lá mướp chữa nước ăn chân: Lá mướp nướng, vò nát, xát lại chữa nước ăn chân.
Khi mua rau về muốn loại trừ tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, cách tốt nhất là rửa trôi: rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần. Bằng cách rửa 2 lần dưới vòi nước chảy và 2 lần trong chậu nhiều nước thì từ 40 – 90% tồn dư hóa chất độc hại trên rau cải đã mất đi. Đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ là tan nhiều trong nước.
Chỉ với cách ngâm và rửa trôi, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ được tồn dư của chúng lên bề mặt lá rau. Đối với các loại đậu quả việc ngâm, rửa trôi trước khi nấu đạt hiệu quả khá cao. Đối với quả chín, động tác rửa trước khi bóc vỏ đơn giản nhưng có tác dụng tốt loại trừ độc tố tồn dư.
Trúc Chi (t/h)