Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Admin
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

Quyết tâm bỏ cam trồng mít thái “khổng lồ”, anh Nguyễn Hữu Tấn ở Hậu Giang chăm chỉ "tích tiểu thành đại" đến nay anh Tấn đang sở hữu 12ha chuyên canh trồng mít, mỗi năm cho sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng mỗi năm. Loại mít thái trong vườn nhà anh Tấn có ưu điểm tuyệt vời là trái sai, siêu to, thơm và nhiều múi.

Đời sống - Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách 'chẳng giống ai'

Trồng cây ăn quả theo cách riêng biệt, gia đình anh Tấn thu lãi tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Báo Nông Nghiệp.

Trong suốt khoảng thời gian dài, anh Nguyễn Hữu Tấn chọn gắn bó với nghề trồng trọt và kinh doanh cây trồng. Anh nông dân này đặc biệt tâm huyết với việc trồng nhiều giống mít khác nhau. Nhờ gắn bó với cây mít thái nhiều năm và năng động trong phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Hữu Tấn không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương mà còn vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương.

Tại vườn cây ăn quả của gia đình, anh Tấn nắm bắt xu thế kết hợp trồng xen sầu riêng rộng trên 3ha. Tiết lộ bí quyết làm giàu bằng trồng cây ăn quả anh Tấn chia vẻ với báo Nông Nghiêp, hiện sầu riêng đang năm đầu tiên để trái, còn mít đã cho trái được mấy năm nay. Trung bình mỗi đợt gia đình anh thu hoạch được khoảng 6 - 10 tấn mít, thu về từ 200 - 300 triệu đồng.

Nói về loại cây cho thu nhập cao này anh Tấn nhấn mạnh, mít thái dễ trồng, cho trái từ sau khoảng 12 - 15 tháng trồng và cho trái gần như quanh năm. Từ khi cây ra hoa, kết trái đến thu hoạch khoảng 4 - 5 tháng. Để cây có thời gian phục hồi sau khi mang trái, nhà vườn chỉ nên để trái mỗi năm 2 đợt. Năm nay, giá mít Thái dao động từ 34.000 - 40.000 đồng/kg. Tuy không bằng mọi năm nhưng với mức giá này, nhà vườn trồng mít rất hài lòng.

Đời sống - Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách 'chẳng giống ai' (Hình 2).

Không chỉ thành công nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình, anh Tấn còn giúp nhiều bà con nông dân cùng địa phương. Ảnh: Báo Nông Nghiệp.

Trước khi "tất tay" với những loại trái cây đặc sản quen thuộc này, anh Tấn cho hay, trước đây gia đình anh chỉ có 4 - 5 công đất vườn do cha mẹ cho ngày lập gia đình ra ở riêng. Khi bắt tay vào khởi nghiệp, anh chuyên canh trồng cây cam sành. Khi cây cam không còn cho hiệu quả kinh tế cao, anh đã chuyển qua cây mít thái. Đáng chú ý mấy năm nay, nhờ mít có giá nên cho thu nhập khá, vợ chồng anh tích lũy được vốn, rồi vay thêm tiền từ ngân hàng để mua thêm đất vườn từ những hộ lân cận. Cứ tích tiểu thành đại, qua nhiều năm, đến nay diện tích vườn anh đang sở hữu hơn 12ha chuyên canh trồng cây mít, mỗi năm cho sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

Với quyết tâm làm giàu tại quê hương, anh Tấn còn nhanh nhạy mở vựa thu mua mít cho các nhà vườn địa phương. Theo anh Tấn, việc mở vựa thu gom mít giúp anh tiếp cận trực tiếp với đầu mối thu mua nên không bị tình trạng ép giá và có thêm thu nhập. Hiện nay, 6 khu vườn mít và vựa mít của gia đình anh giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động tại địa phương.

Đời sống - Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách 'chẳng giống ai' (Hình 3).

Ngoài trồng cây ăn quả có thu nhập tốt, gia đình anh còn kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống để đa dạng nguồn thu nhập. Khi kinh doanh quán ăn, gia đình anh Tấn có thêm nguồn thu nhập thường xuyên mà còn giúp thêm hàng chục gia đình khác có việc làm tại chỗ, có điều kiện phát triển kinh tế.

Trước khi có được thành công như ngày hôm nay, thuở ban đầu mới khởi nghiệp anh Tấn cũng gặp nhiều khó khăn nhưng với tình yêu quê hương, yêu nghề nông, vợ chồng anh Tấn kiên quyết bám đất, bám quê. Điều đáng quý ở người nông dân này là luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, kể cả học kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt từ mạng xã hội để phát triển cây trồng của gia đình một ngày càng tốt hơn.

Kỹ thuật tỉa cành và tỉa trái cho cây mít thái cho bà con tham khảo

Mít Thái ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt. Loại cây này thường khá chịu lạnh, tuy nhiên, không chịu được hạn hán. Đặc biệt loại cây này có sự thích nghi tốt và có thể phù hợp với mọi kiểu khí hậu ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển. Theo đó khi muốn trồng mít thái bà con nông dân cần học hỏi kỹ thuật và cách chọn giống cây trồng.‏‏

‏Theo báo Đắk Nông để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại sản lượng tốt, cây giống cần phải đáp ứng một số điều kiện quan trọng sau:‏

- Chọn cây giống thân cây trơn láng, thẳng đứng, không cong quẹo: Thân cây nên có hình dáng thẳng và mạnh mẽ, không bị biến dạng hoặc cong quẹo. Điều này đảm bảo cho cây có sự phát triển ổn định và độ bền trong quá trình trồng.

- Thời gian trồng tốt nhất là nên chọn thời điểm đầu mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 7.

- Trồng mít thái với mật độ trồng cây cách nhau 5-6 mét trong hàng và 6-7 mét giữa các hàng.

- Để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa, đối với đất bằng phẳng, việc xẻ rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm là rất quan trọng.

- Muốn cây mít thái phát triển mạnh mẽ và cho quả sớm, việc chuẩn bị đất là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Tùy thuộc vào chất lượng đất, bạn cần thực hiện các bước bón phân lót khác nhau.‏

+ Với đất xấu, bạn cần bón lót với 25 - 35 kg phân chuồng hoai mục, 300 - 500 g lân và 1 kg vôi bột.‏

+ Đối với đất tốt, bạn chỉ cần bón lót với 20 - 25 kg phân chuồng hoai mục, 200 - 300 g lân và 0,5 kg vôi bột.‏

‏+ Muốn phân bón được phân phối đều trong đất, hãy trộn đều các loại phân cùng đất và lấp đầy miệng hố trước khi trồng khoảng 7 ngày. Điều này sẽ giúp cây mít Thái có môi trường phát triển tốt nhất và mang lại năng suất cao.

- ‏Tiến hành tỉa cành khi cây đã cao hơn 1m và thực hiện tỉa để tạo tán cho cây khoảng 2-3 lần trong mỗi năm. Điều này giúp cây có hình dáng tản quan đều và tránh cây quá cao, gây khó khăn trong quá trình thu hoạch.‏‏‏

- Chú ý đến phòng bệnh cho cây mít thái

+ Bệnh thối gốc và chảy nhựa: Bệnh này thường xuất hiện ở vùng gốc cây, gây nhiều vết loét, nước dịch chảy rỉ, và vỏ cây bị thối. Để kiểm soát bệnh này, trồng cây trên đất cao ráo, đảm bảo thoát nước tốt. Khi cần thiết, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học chọn lọc như Ridomil hoặc Aliette.‏

+ Bệnh thối nhũn: Bệnh này thường xuất hiện dưới dạng nhiều hạch nấm tròn trên thân gốc và bề mặt cây, lây lan nhanh chóng. Để phòng tránh bệnh này, sử dụng phân hoai mục, tạo điều kiện thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Ngoài ra, xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral hoặc Ridomil.

Trúc Chi (t/h)