Báo chí: Cầu nối vàng giữa nghệ thuật và khán giả

Admin
Báo chí là nơi cung cấp thông tin, là cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng, giới thiệu tác phẩm mới, phê bình chuyên sâu và bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật.

Báo chí giúp các tác phẩm nghệ thuật đến gần hơn với khán giả

Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Tiến sĩ, đạo diễn Hoàng Duẩn, Phó trưởng Khoa quản lý văn hoá, nghệ thuật, Trường Đại học Văn hoá Tp.HCM, đã có những chia sẻ với Người Đưa Tin về vai trò của báo chí với nghệ thuật.

Theo Tiến sĩ, đạo diễn Hoàng Duẩn, một trong những vai trò quan trọng nhất của báo chí là giới thiệu và quảng bá các tác phẩm nghệ thuật mới. Thông qua các bài viết, phỏng vấn và bài phê bình, báo chí giúp khán giả tiếp cận với các vở kịch, triển lãm và buổi biểu diễn mới. Các bài viết này không chỉ cung cấp thông tin về nội dung và thời gian biểu diễn mà còn giúp khán giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm.

Ngoài ra, báo chí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phê bình và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật. Những bài phê bình sâu sắc và chuyên nghiệp không chỉ giúp khán giả có cái nhìn đa chiều về tác phẩm mà còn cung cấp phản hồi quý báu cho các nghệ sĩ. Các nhà phê bình nghệ thuật với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú có thể đưa ra những nhận xét công bằng và sắc bén, từ đó giúp nghệ sĩ hoàn thiện tác phẩm của mình.

Hơn nữa, những bài phê bình tích cực từ các nhà báo có uy tín có thể giúp nâng cao danh tiếng của một tác phẩm hoặc một nghệ sĩ, mở ra cơ hội phát triển và hợp tác trong tương lai. Ngược lại, những phê bình tiêu cực cũng có thể là bài học quý giá, giúp nghệ sĩ nhận ra những điểm yếu và khắc phục chúng.

Văn hoá - Báo chí: Cầu nối vàng giữa nghệ thuật và khán giả

Tiến sĩ, đạo diễn Hoàng Duẩn chia sẻ về vai trò của báo chí đối với nghệ thuật.

Tiến sĩ, đạo diễn Hoàng Duẩn chia sẻ: “Báo chí chính là một nguồn thông tin rất quý giá, thông tin chính thống, cung cấp những tin tức mới và những hoàn cảnh xã hội rất là cụ thể để những nhà biên kịch, những nhà đạo diễn và nghệ sĩ có thể dựa vào đó là một chất liệu đầu tiên cho vào tác phẩm nghệ thuật của mình. Đối với những chương trình nghệ thuật mang tính chất tuyên truyền hay chương trình truyền hình thì vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, đưa tin lại cực kỳ quan trọng hơn bao giờ hết”.

Bảo tồn và phát triển văn hóa

Báo chí không chỉ phản ánh hiện thực mà còn góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa nghệ thuật. Thông qua việc ghi lại các sự kiện nghệ thuật, các cuộc phỏng vấn với nghệ sĩ và những bài viết về lịch sử và văn hóa nghệ thuật, báo chí đã tạo nên một kho tư liệu quý giá về nghệ thuật và sân khấu.

Những bài viết này không chỉ giúp bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong nghệ thuật. Báo chí có thể khuyến khích và động viên các nghệ sĩ trẻ, tạo điều kiện để họ thể hiện tài năng và sáng tạo của mình.

Báo chí còn tạo ra một diễn đàn trao đổi cho cả nghệ sĩ và khán giả. Các bài viết, phỏng vấn và chuyên mục nghệ thuật trên báo chí mở ra cơ hội để các nghệ sĩ chia sẻ về quá trình sáng tạo, những khó khăn và thách thức mà họ gặp phải. Đồng thời, khán giả cũng có thể bày tỏ ý kiến, cảm nhận của mình về các tác phẩm nghệ thuật.

Diễn đàn này giúp tạo ra một môi trường giao lưu, học hỏi và tôn trọng lẫn nhau giữa nghệ sĩ và khán giả, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của nghệ thuật và sân khấu.

Văn hoá - Báo chí: Cầu nối vàng giữa nghệ thuật và khán giả (Hình 2).

Những chương trình nghệ thuật hay, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa cần được báo chí tuyên truyền, chia sẻ đến gần hơn với công chúng.

 

Tiến sĩ, đạo diễn Hoàng Duẩn nhận xét: "Báo chí không phải chỉ là nguồn thông tin đầu tiên mà báo chí còn giúp định hướng, giúp nâng tầm, giúp khẳng định được điều đúng đắn của những tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ như là một tác phẩm nghệ thuật hay kịch nói sân khấu, phim truyền hình phổ thông thì được các anh chị phóng viên nhà báo có ngòi bút sắc bén, người ta viết, phân tích tác phẩm, động viên những nghệ sĩ.

Nhận xét cái đúng, cái sai làm cho những nghệ sĩ có thể điều chỉnh được. Hay những tác phẩm nghệ thuật hay thì được báo chí ca ngợi, được động viên, được khích lệ tinh thần, khán giả sẽ đến nhiều hơn thì những người nghệ sĩ hay những ông bầu show này, họ sẽ yêu nghề, họ cảm thấy được động viên, được mọi người biết đến.

Như vậy, báo chí đưa góp phần lan tỏa và nâng cao có giá trị của những tác phẩm văn hóa nghệ thuật làm cho đời sống văn hóa nghệ thuật phong phú hơn người ta biết đến nhiều hơn những tác phẩm nghệ thuật và Như vậy thì cũng giúp cho những nhà bầu show những nhà tổ chức sản xuất có kinh tế dồi dào hơn quý vị khán giả đến nhiều hơn thì họ sẽ tiếp tục sản xuất này những tác phẩm tốt hơn phục vụ công chúng."

Văn hoá - Báo chí: Cầu nối vàng giữa nghệ thuật và khán giả (Hình 3).

Vở kịch Mãi một tình yêu của Tiến sĩ, Đạo diễn Hoàng Duẩn kể về một câu chuyện của cô gái trẻ đam mê nghề báo, dấn thân và cống hiến hết mình về nghề viết, đưa những bài báo hay, đậm tính nhân văn đến với khán giả. Vở kịch được phát sóng đúng vào dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

"Báo chí đóng vai trò không thể thiếu trong việc phát triển và bảo tồn nghệ thuật, sân khấu. Từ việc giới thiệu, quảng bá, phê bình đến bảo tồn và tạo diễn đàn trao đổi, báo chí đã góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng đối với nghệ thuật. Với sự hỗ trợ của báo chí, nghệ thuật và sân khấu sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mang lại những giá trị tinh thần và văn hóa to lớn cho xã hội", Tiến sĩ, đạo diễn Hoàng Duẩn chia sẻ thêm.

Mỹ Hậu