Chùa Cầu tu bổ "tươi mới, khác lạ", lãnh đạo Tp. Hội An nói gì?

Admin
Chùa Cầu là "trái tim" của phố cổ Hội An (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) vừa được tu bổ đã vấp phải những phản ứng trái chiều. Bên cạnh ý kiến cho rằng công trình vẫn giữ được nét nguyên bản thì nhiều ý kiến cho rằng Chùa Cầu mới được tu bổ đã đánh mất nét cổ kính vốn có...

"Diện mạo mới" gây nhiều tranh cãi

Hơn 400 năm tồn tại, Chùa Cầu là di tích nổi tiếng, được ví như "trái tim" của phố cổ Hội An với nét cổ kính, rêu phong cùng thời gian.

Mới đây, Dự án Tu bổ di tích

Chùa Cầu trước khi được tu bổ.

Theo đó, việc tu bổ nhằm góp phần bảo tồn di tích, giữ gìn tối đa giá trị cốt lõi của di tích trong tổng thể chung của khu phố cổ Hội An và góp phần duy trì sự ổn định lâu dài, tăng độ bền vững, tuổi thọ cho di tích, tôn tạo cảnh quan, cải tạo môi trường tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao giá trị của di tích.

Tuy nhiên, những ngày qua, khi Chùa Cầu cơ bản hoàn thành việc tu bổ thì dư luận lại dấy lên 2 luồng ý kiến khác nhau.  

Một bên cho rằng, Chùa Cầu trùng tu không có gì khác biệt, vẫn giữ được nét nguyên bản. Số khác tỏ ra khá bất ngờ vì sự "tươi mới, khác lạ" so với bản cũ của di tích này. 

Chùa Cầu đã trùng tu gây trái chiều dư luận.

Chùa Cầu mới được trùng tu gây trái chiều dư luận.

Theo luồng ý kiến thứ 2, nhiều chi tiết trùng tu tạo cảm giác không ăn khớp như màu vôi, ngói, tường… làm mất đi nét "cổ kính" vốn có trước đây.

"Tôi nhìn trên ảnh, Chùa Cầu rêu phong, cổ kính, hoài niệm biết bao. Thế nhưng, lúc nhìn thực tế, di tích này màu tươi, khá mới không còn nét đặc trưng phố cổ", anh Nguyễn Ngọc Tuấn, du khách đến từ thành phố Hà Nội chia sẻ với PV.

Chị Nguyễn Thị Anh, tỉnh Quảng Nam cho hay, Chùa Cầu có một số chi tiết mới, màu sắc mới khiến người xem có vẻ bất ngờ. Tuy nhiên, khi sửa chữa, màu sắc mới là điều dễ hiểu, sau một thời gian, màu sắc "đằm" lại sẽ giúp người xem quen mắt chăng?

"Tôi nghĩ, kết cấu của Chùa Cầu có giữ lại được như cũ hay không mới là điều quan trọng nhất", chị Anh nói thêm.

Tu bổ Chùa Cầu như một cuộc "giải phẫu - chữa bệnh"

Sáng 28/7, trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hội An cho hay, Di tích Chùa Cầu đã trải qua 400 năm tồn tại, nên việc tu bổ là cần thiết. Trùng tu là phải cố gắng làm mới nhưng vẫn giữ được cái nguyên bản, tuy nhiên với những phần vôi vữa đã mốc thì không giữ lại được.

"Quan trọng là kết cấu, kiểu thức, hình dáng… phải tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố nguyên gốc và yếu tố lịch sử trong nguyên tắc trùng tu", ông Lanh nói.

Chùa Cầu là

Chùa Cầu là "trái tim" của phố cổ Hội An.

Theo ông Lanh, Di tích này có giá trị đặc biệt quan trọng nên công tác chuẩn bị dự án được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An triển khai từng bước hết sức cẩn trọng. 

Cụ thể, Trung tâm đã thành lập các tổ Dự án, Tổ Nghiên cứu và Truyền thông; khảo sát, sưu tầm, tổng hợp các tài liệu liên quan, lấy ý kiến từ cộng đồng dân cư; số hóa di tích bằng công nghệ 3D,... tạo cơ sở dữ liệu khoa học để đưa ra các giải pháp, hình thức tu bổ phù hợp đảm bảo theo nguyên tắc tu bổ đối với từng hạng mục, kết cấu của công trình di tích Chùa Cầu.

Ngoài đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, các cán bộ chuyên môn về khảo sát, lịch sử và Hán Nôm được đào tạo bài bản, dự án cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia Nhật Bản đến từ các tổ chức JICA, Tổng Cục Văn hóa Nhật Bản.

Đây là nền tảng cơ bản giúp cho quá trình thi công, tu bổ di tích Chùa Cầu sớm hoàn thành đúng dự kiến, đảm bảo được các yếu tố đã đề ra ban đầu.

Ông Lanh nhận định: "Việc tu bổ Chùa Cầu được thực hiện trên tinh thần như một cuộc "giải phẫu - chữa bệnh" nên mọi hoạt động đều cẩn trọng, tỉ mỉ, bài bản, khoa học từ khâu chuẩn bị dự án đến các giải pháp tổ chức và kỹ thuật thi công tu bổ di tích. Đến nay, Công tác tu bổ Chùa Cầu đã hoàn thành một cách bài bản, khoa học, đảm bảo được kết cấu lâu dài cho di tích".