Ảnh: REUTERS/Umit Bektas/Ảnh tài liệu.
Cuộc chiến tại Sudan nổ ra vào tháng 4/2023, trong cuộc tranh giành quyền lực giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ Chớp nhoáng (RSF) ngay trước khi diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực về tay người dân, dẫn tới cuộc khủng hoảng sơ tán ép buộc lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Cuộc chiến này đã dẫn tới nhiều làn sóng bạo lực sắc tộc phần lớn được thực hiện bởi RSF. RSF đã bác bỏ cáo buộc lực lượng này gây hại cho thường dân tại Sudan và đã khẳng định các hành động này được thực hiện bởi các cá nhân ngoài vòng kiểm soát. Trong lệnh trừng phạt đầu tiên LHQ áp đặt lên lực lượng này trong cuộc xung đột hiện tại, một ủy ban của Hội đồng Bảo an đã nêu tên hai đại tướng của RSF trong tuần vừa rồi.
Đại sứ Anh tại LHQ Barbara Woodward cho biết: "19 tháng sau khi cuộc chiến nổ ra, cả hai phe đều đã gây ra những hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao gồm hành vi xâm hại tình dục phụ nữ và các bé gái lan tràn".
"Hơn một nửa dân số Sudan đang trải qua thiếu thốn lương thực trầm trọng. Mặc cho thực tại này, SAF và RSF tiếp tục tham chiến mặc cho nạn đói và cơn khổ cực mà quốc gia họ đang phải đối mặt".
Các nhà ngoại giao cho biết, chính quyền Anh muốn đưa bản thảo nghị quyết này tới bước bỏ phiếu sớm nhất có thể. Để được thông qua, nghị quyết sẽ cần nhận được ít nhất 9 phiếu thuận và không bị phủ quyết bởi Mỹ, Pháp, Anh, Nga hoặc Trung Quốc.
Đưa hàng cứu trợ qua biên giới
LHQ cho biết gần 25 triệu người – một nửa dân số Sudan – cần được cứu trợ do nạn đói đang lan tràn tại các trại tị nạn và hơn 11 triệu người đã phải sơ tán. Gần 3 triệu người trong đó đã sơ tán tới các quốc gia khác.
Bản thảo nghị quyết của Anh "yêu cầu RSF ngay lập tức chấm dứt chiến dịch tấn công của mình" trên toàn Sudan, "và yêu cầu các phe tham chiến kết thúc hành động bạo lực ngay lập tức".
Bản thảo này cũng "kêu gọi các phe trong cuộc xung đột cho phép và hỗ trợ thực hiện hoạt động cứu trợ nhân đạo xuyên chiến tuyến và biên giới một cách toàn diện, an toàn, nhanh chóng, không bị gián đoạn trên toàn Sudan".
Bản thảo này cũng kêu gọi tiếp tục mở cửa chốt kiểm soát biên giới Adre giữa Sudan và Chad để cho phép thực hiện vận chuyển hàng cứu trợ "nhấn mạnh cần giữ vững hoạt động nhân đạo qua mọi chốt kiểm soát biên giới, trong khi tiếp tục cần có cứu trợ nhân đạo, mà không bị gián đoạn".
Quyết định của chính quyền Sudan cho phép LHQ và các tổ chức cứu trợ được sử dụng chốt kiểm soát biên giới Adre để tới Darfur sẽ hết hạn vào giữa tháng 11.
Hội đồng Bảo an đã thông qua 2 nghị quyết về Sudan: Tháng 3, cơ quan này đã kêu gọi kết thúc tình trạng bạo lực ngay lập tức trong tháng Ramadan, và trong tháng 6 cơ quan này đã trực tiếp yêu cầu RSF kết thúc hành động bao vây một thành phố 1,8 triệu dân tại vùng Darfur miền Bắc Sudan.
Cả hai nghị quyết – được thông qua với 14 phiếu thuận và 1 phiếu trắng từ Nga – cũng đã kêu gọi cho phép thực hiện cứu trợ nhân đạo toàn diện, an toàn, nhanh chóng và không bị gián đoạn.
Nguyễn Quang Minh (theo Reuters)