Sáng thứ 9/8, lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch tại Thủ đô đã siết chặt kiểm tra giấy đi đường khiến nhiều chốt xảy ra ùn tắc do người dân chưa kịp làm đủ giấy tờ cần thiết theo quy định mới.
Chiều tối 8/8, UBND TP Hà Nội phát đi văn bản về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 06/8/2021 của Chủ tịch UBND Thành phốTheo văn bản mới này, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu người đi đường xuất trình Giấy đi đường theo mẫu kèm theo căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị...Ghi nhận của phóng viên VOV.VN trong sáng 9/8, hàng loạt các chốt kiểm soát dịch của Thủ đô Hà Nội, lực lượng chức năng đã siết chặt kiểm tra, nhắc nhở và cương quyết xử phạt nhiều trường hợp vi phạm nhất là về quy định giấy đi đườngChị Nguyễn Thị Hồng Xuyến chia sẻ: "Nhà tôi ở Tân Triều (Thanh Trì) sau khi nghỉ làm luôn phiên 1 tuần, nay đi làm ở đường Liễu Giai (Ba Đình) thì bất ngờ bị lập biên bản vì lỗi giấy đi đường không ghi rõ chi tiết công việc. Tôi rất ngỡ ngàng vì có biết thông tin từ tối qua có quy định mới nhưng sáng nay mới lên cơ quan làm, để đổi, nhưng giờ mới sáng ra đi làm đã bị lập biên bản, chúng tôi làm sao cập nhật kịp"
Thiếu tá Vũ Như Quỳnh – Phó trưởng công an phường Láng Hạ (Hà Nội) chia sẻ: “Siết chặt theo quy định giấy đi đường mới, sáng 9/8 chúng tôi đã kiểm tra hàng loạt trường hợp và đã lập biên bản khoảng 30 trường hợp giấy đi đường không ghi chi tiết công việc. Những trường hợp này, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND phường Láng Hạ để quyết định nhắc nhở do mới sáng ngày đầu tiên thực hiện nên chưa kịp cập nhật. Từ trưa 9/8 chúng tôi sẽ xử phạt nếu người dân không cập nhật theo quy định”.
(Chinhphu.vn) - So với 3 tháng đầu năm 2024, trong quý I năm 2025, tai nạn giao thông trên toàn quốc giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương.
(Chinhphu.vn) - Để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần tiếp tục có các chính sách đầu tư về hạ tầng giao thông và phát triển đô thị trong khu vực.
(Chinhphu.vn) - Khu vực 12 thuộc vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động của cả nước. Theo thống kê từ NHNN, dư nợ tín dụng đến cuối tháng 3/2025 của khu vực ước đạt hơn 1.189.327 tỷ đồng, tăng 0,86% so với đầu năm.
Dư chấn từ trận động đất tại Myanmar đã làm không ít cao ốc ở Việt Nam rung lắc, đồng thời xuất hiện tình trạng hàng trăm căn hộ ở một chung cư bị nứt tường, bong tróc nền nghi do rung chấn.
(Chinhphu.vn) - Ngày 26/3, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký quyết định thành lập Viện Bán dẫn và Vật liệu tiên tiến, trực thuộc Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo.
(Chinhphu.vn) - Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. Có thể thấy, với nhu cầu đầu tư đường sắt giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã mở ra thị trường khoảng 100 tỷ USD thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đang sẵn sàng nhập cuộc.
(Chinhphu.vn) - Dịp 30/4 tới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu các chủ đầu tư tập trung hoàn thành mục tiêu thông xe tuyến chính 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, gồm; Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng; Bùng - Vạn Ninh; Vân Phong - Nha Trang. Cùng đó là đưa vào khai thác 20km cao tốc Bến Lức - Long Thành (từ QL1A đến nút giao Nguyễn Văn Tạo); hợp long cầu Rạch Miễu 2.
Trước việc người dân tập trung phản đối, chính quyền địa phương đã yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng để tiến hành đo đạc, kiểm tra xác định cụ thể vị trí các mốc ranh giới mỏ.
(Chinhphu.vn) - Tới ngày 31/3/2025, Bộ Xây dựng ước giải ngân hơn 8.300 tỷ đồng, đạt gần 10% kế hoạch, cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.