Nuôi con vật "hiền như cục đất", chị nông dân đều tay đút túi 2 tỷ đồng/năm
Nhờ mô hình "trồng đa cây, nuôi đa con" chị Nguyễn Thị Thùy Trang nhẹ nhàng kiếm 2 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Báo Dân Việt.
Nông dân Nguyễn Thị Thùy Trang chia sẻ về cái duyên gắn bó với nông nghiệp: Năm 2010, gia đình chị trồng 4 ha cà phê và 2 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, thời điểm này, cây hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt nên chị đã quyết định phá bỏ toàn bộ diện tích hồ tiêu.
Đặc biệt, trong một lần tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả ở tỉnh Đồng Nai, chị nhận thấy có nhiều hộ gia đình tại đây liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam chăn nuôi lợn theo hướng gia công, mang lại thu nhập cao. Điều thuận lợi là gia đình chị có quỹ đất tương đối rộng, xa khu dân cư và đạt tiêu chuẩn của Công ty.
Đến năm 2011, chị quyết định ký hợp đồng với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam và đầu tư hơn 4 tỷ đồng để xây dựng trang trại nuôi lợn trên diện tích 1.200 m2, quy mô 600 con lợn thịt/lứa.
"Theo hợp đồng, Công ty sẽ giao con giống, thuốc tiêm phòng, thức ăn và hỗ trợ kỹ thuật, quy trình chăm sóc. Tôi chỉ việc nuôi và chăm sóc theo đúng quy trình của Công ty và nhận tiền công khi lợn đạt trọng lượng theo quy định", chị Trang chia sẻ với Dân Việt.
Với quyết tâm làm giàu tại quê nên chị Trang không ngừng hoàn thiện trang trại ngày một hiện đại hơn. Hiện trang trại nuôi lợn của chị Trang đã mở rộng diện tích lên 2.400 m2 với quy mô 1.250 con lợn thịt/lứa.
Nổi bật đàn lợn sau khoảng 5-6 tháng nuôi đạt trọng lượng 100-110 kg thì sẽ xuất chuồng. Với giá Công ty thu mua 3.500 đồng/kg thì mỗi lứa lợn, gia đình chị thu về gần 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Không chỉ làm giàu nhờ nuôi lợn, gia đình chị Trang còn đầu tư xây dựng trang trại nuôi vịt trên diện tích 3.800 m2, quy mô 32.000 con/lứa. Với vậy nuôi này, chị Trang chỉ cần chăm sóc khoảng 50 ngày là xuất chuồng với trọng lượng đạt 2,5-2,8 kg/con.
Đáng chú ý chỉ chăn uôi con vật quen thuộc mỗi năm, gia đình chị Trang nuôi được 3 lứa vịt, thu về khoảng hơn 500 triệu đồng/năm.
Dù có thu nhập cao nhờ làm trang trại quy mô nhưng chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2024, chị Trang còn mạnh dạn mua đất để đầu tư mô hình trồng dâu nuôi tằm.
Với 4 ha trồng cây dâu, mỗi tháng, chị nuôi khoảng 6 hộp tằm, năng suất đạt gần 360 kg kén. Với giá kén 180-200 ngàn đồng/kg, sau mỗi đợt nuôi, chị thu về hơn 40 triệu đồng. Ngoài ra, cùng với 4 ha cà phê cho lợi nhuận hơn 300 triệu đồng/năm.
Sau những năm tháng miệt mài với mô hình "đa cây, đa con" của gia đình chị Trang đã cho thu nhập ấn tượng gần 2 tỷ đồng.
"Sản xuất đa cây, nuôi đa con tạo được nguồn thu ổn định, hạn chế rủi ro khi một loại nông sản, vật nuôi rớt giá. Mô hình này còn giúp tôi tận dụng được phế phẩm làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi, trồng trọt, giảm chi phí đầu tư", chị Trang tiết lộ với Dân Việt.
Mặc dù thành công với "nuôi con gì, trồng cây gì" nhưng chị Trang không vì thế mà "bỏ ngỏ" những phương phát nuôi trồng hiện đại.
Đến nay dù đã gặt hái được thành công nhất định nhưng không chỉ tập trung phát triển kinh tế gia đình, chị còn tư vấn kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi để giúp đỡ 4 hộ gia đình tại thôn Linh Nham mở trang trại nuôi heo theo hướng gia công.
Cùng khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi với chị Trang, anh Nguyễn Huy Hoàng cho hay: "Năm 2014, tôi biết đến mô hình nuôi heo theo phương pháp gia công của gia đình chị Trang nên đã nhờ chị tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm.
Từ đó, tôi xây dựng trang trại đạt chuẩn trên diện tích 1.000 m2 với quy mô chăn nuôi gần 400 con heo thịt/lứa. Bình quân mỗi năm, tôi xuất 2 lứa heo thịt, mỗi lứa thu lời gần 100 triệu đồng".
Với những thành tích đạt được từ những hiệu quả mang lại, ông Nguyễn Đình Hải-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã đánh giá: Mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hình thức đa cây, đa con của gia đình chị Nguyễn Thị Thùy Trang là một hướng đi bền vững.
Mô hình này giúp người nông dân khai thác hiệu quả diện tích đất canh tác, góp phần đa dạng hóa các mặt hàng nông sản, chăn nuôi để cung cấp cho thị trường, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi mô hình này.
Đây không phải trường hợp chị nông dân chăn nuôi thu đều tay tiền tỷ, trước đó nông dân Nguyễn Thị Ngọc Lan ở ấp Hòa Cường, xã Minh Hòa, Dầu Tiếng, Bình Dương thu lợi nhuận tiền tỷ mỗi năm nhờ tạo ra mô hình trang trại có hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình chăn nuôi của chị khác với nhiều trang trại khác chính là nuôi sinh thái, nguồn thức ăn hầu hết là tự nhiên và phòng bệnh chủ yếu từ rượu tỏi trộn vào thức ăn.
Gà đẻ sinh sản, gà thịt, vịt xiêm nuôi thả tự nhiên, thức ăn là lúa mầm, bắp, cỏ và côn trùng; thức ăn chủ yếu của heo rừng lai từ rau, lục bình.
Vì thế, gà thả vườn rất được ưa chuộng, đầu ra ổn định. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm chị thu lợi nhuận lên đến gần 2 tỷ đồng.
Theo báo Thanh Niên, ngoài việc Nuôi con to bự "hiền như cục đất", anh nông dân kiếm 8,5 tỷ đồngĐỌC NGAY
- Về thức ăn
Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao trước khi cho vịt ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc. Nên cho vịt ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để vịt được đều.
Nhu cầu dinh dưỡng/kg thức ăn của vịt chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi:
Vịt 1 ngày tuổi nên cho ăn bằng tấm, lúa hầm hoặc bắp xay nhuyễn đến ngày thứ 3 khẩu phần ăn cho vịt phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để vịt sinh trưởng phát triển tốt. Nên sử dụng thức ăn công nghiệp cho vịt từ 3 – 21 ngày tuổi. Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với thức ăn tự nhiên có sẵn, nhưng phải bảo đảm: Prôtêin thô: 20 – 22 %; năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal.
Nhu cầu lượng thức ăn hàng ngày cho vịt như sau:
Giai đoạn trên 22 ngày tuổi:
+ Prôtêin thô : 19 – 20 %
+ Năng lượng trao đổi : 2.800 – 2.900 kcal
Trên 22 ngày tuổi giữ nguyên lượng thức ăn 74g/con/ngày. Chất lượng thức ăn phải đảm bảo nguồn năng lượng và đạm trong khẩu phần và không được sử dụng thức ăn mốc và ôi thối để tránh cho vịt nhiễm các độc tố, đặc biệt là độc tố Aflatoxin.
- Thường xuyên kiểm tra đàn vịt
+ Vịt con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn vịt khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu.
+ Vịt con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.
+ Vịt con nằm há mỏ và cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.
+ Vịt không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa.
+ Vịt bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém.
+ Chú ý đến những con vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn.
+ Lưu ý khi đàn vịt biếng ăn, biếng uống, phân thay đổi phải có biện pháp xử lý ngay.
Trúc Chi (t/h)