Ra mắt bộ sử liệu quý về bảo vệ chủ quyền dân tộc

Hoàng Huyền
“Đại Nam thực lục” là nguồn sử liệu giá trị về lịch sử Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng trong suốt 330 năm (1558-1888) đầy biến động của đất nước.

Sáng 2/6, Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã ra mắt bộ sách “Đại Nam thực lục” gồm 10 tập, dày gần 10.000 trang. Đây là bộ sách được giới chuyên môn đánh giá cao, là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong suốt 88 năm ghi chép thực toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn cũng như hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn với quan điểm “Nước phải có sử, cốt để làm tin với đời nay và truyền lại cho đời sau”.

Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn bao gồm 560 quyển, là bộ sử đồ sộ nhất của Việt Nam đã được ấn hành. Đây là bộ Sử được thực hiện trong gần 90 năm (1821-1909) từ triều Minh Mạng đến triều Duy Tân, tập trung các đại thần và chuyên gia hàng đầu của triều đình Huế, cũng là một kỷ lục về thời gian và kỳ công tổ chức biên soạn.

ra-mat-bo-su-lieu-quy-ve-bao-ve-chu-quyen-dan-toc1-dulichgiaitri-van-hoa-1654613459.png

Cuốn sách được biên biên soạn từ nguồn tư liệu chính là các bản tâu của các cơ quan trung ương, địa phương, các đại thần gửi đến triều đình, được các vua Nguyễn phê duyệt bằng bút son gọi là châu bản, bản phó được Nội các sao chép và chuyển cho Quốc của vương Sử quản để làm tư liệu biên soạn sách Thực lục nên khá chuẩn xác về nhân vật, sự kiện và thể hiện tương đối đầy đủ, trung thực về chính sách, chủ trương điểm của các vua Nguyễn. triều, quan

Ngoài ra, Đại Nam thực lục còn được biên soạn theo phương pháp biên niên nên rất cần, rất dễ để tra cứu sự kiện, nhân vật, địa danh, địa chỉ theo trình tự thời gian và phương pháp kỷ sự nên có khả năng tái hiện diện mạo lịch sử của triều đình và đất nước theo lát cắt của thời gian. Đây là nguồn sử liệu hàng đầu giúp cho các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc quan tâm đến lịch sử Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng trong 330 năm (1558-1888) đầy biến động của đất nước.

Với nguồn tài liệu chính thống được cung cấp nguyên bản và đầy đủ, Đại Nam thực lục không những chỉ viết về các vua, chúa Nguyễn mà ghi lại hoạt động của triều đình, đất nước, xã hội đương thời một cách chân thực.

ra-mat-bo-su-lieu-quy-ve-bao-ve-chu-quyen-dan-toc2-dulichgiaitri-van-hoa-1654613482.png
Phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tại buổi ra mắt sách

Khảo cứu Đại Nam thực lục cho biết về các chính sách của triều Nguyễn thể hiện qua nguồn tư liệu châu bản được vua phê duyệt, trong đó có những vấn đề mà đến ngày nay vẫn rất được quan tâm như ruộng đất, biển đảo, địa danh, địa giới hành chính, tôn giáo, dân tộc thiểu số, người Hoa, đối ngoại với Trung Quốc, các nước phương Tây.

Cuốn Đại Nam thực lục cũng đã phác học một bức tranh đầy đủ về nền kinh tế Việt Nam thế kỷ XIX, nổi bật là khai hoang lập ấp ở miền Nam và các vùng duyên hải miền Bắc, hoạt động thủy lợi trên cả nước. Triều Nguyễn thực hiện chính sách trọng nông ức thương, nhưng không bế quan tỏa cảng như nhiều sách giáo khoa đã viết, vì vẫn mở cửa Đà Nẵng cho tàu phương Tây vào buôn bán, thuyền buôn của triều đình vẫn đến trao đổi hàng hóa ở các nước Đông Nam Á, cuối thời Minh Mạng tàu của triều đình Huế qua tận châu Âu để giao dịch cả Pháp và Anh.

Bên cạnh đó, Đại Nam thực lục cũng giúp độc giả hiểu thêm về quá trình xây dựng kinh đô Huế và các thành trì các tỉnh theo kiến trúc phương Tây cũng như sự phát triển kỹ thuật đóng tàu vượt đại dương.

ra-mat-bo-su-lieu-quy-ve-bao-ve-chu-quyen-dan-toc3-dulichgiaitri-van-hoa-1654613565.png
Giáo sư Sử học Vũ Minh Giang chia sẻ tại Lễ ra mắt sách

Theo đó, vào năm 1803, vua Gia Long cho tái lập đội Hoàng Sa và năm 1816, đưa thủy quân xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa, chính thức hóa chủ quyền của nhà nước Trung ương được thế giới lúc bấy giờ thừa nhận, là mốc quan trọng cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hơn 200 năm qua. Triều đình Minh Mạng cử nhiều cơ quan Trung ương ra Hoàng Sa để làm nhiệm vụ khai thác và thực thi chủ quyền, là đỉnh cao về giải pháp để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Một số bài học về thi cử, bổ nhiệm, thăng giáng chức cũng tìm thấy trong Đại Nam thực lục và hiện nay được vận dụng nhiều nhất là phép hồi tỵ, lưu quan dưới triều Nguyễn. Do vậy, về nội dung Đại Nam thực lục là bộ sách không thể thay thế cùng với tính nghiêm cẩn trong biên soạn, là nguồn tài liệu vô giá trong việc nghiên cứu, tra cứu, tìm hiểu thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Việt Nam thế kỷ XIX.

ra-mat-bo-su-lieu-quy-ve-bao-ve-chu-quyen-dan-toc4-dulichgiaitri-van-hoa-1654613590.png
Không gian triển lãm tư liệu Quốc Sử Quán triều Nguyễn với việc biên soạn, khắc in bộ Đại Nam thực lục

Năm nay, nhân kỷ niệm 60 năm ấn phẩm bằng tiếng Việt Đại Nam thực lục ra mắt lần đầu tiên (1962-2022), nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo độc giả, các thư viện ở trong và ngoài nước, Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội và Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa sách Việt Nam tổ chức tái bản lần thứ hai. Tái bản lần này, Nhà xuất bản Hà Nội giữ nguyên cấu trúc 10 tập, khổ 16x24 cm của lần tái bản trước và đã cho rà soát, sửa lỗi kỹ thuật của các ấn bản công bố trước đây.

Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua đã hợp tác liên kết xuất bản với Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VINABOOK JSC). Thực tế đã chứng minh, đây là đơn vị rất có uy tín, chuyên nghiệp, tin cậy, thân thiện với các nhà khoa học, hệ thống thư viện và đông đảo bạn đọc.

Bộ sách Đại Nam thực lục được tái bản lần thứ hai vào năm 2022, ngoài giá trị nội dung, đây còn là một kỳ công về tổ chức liên kết xuất bản và đỉnh cao về kỹ thuật in ấn đương đại cần được bạn đọc quan tâm.

ĐỖ HỮU