Siêu núi lửa ‘thức giấc’ có thể đe dọa sự sống trên Trái đất

Hoàng Huyền
Nhà báo chuyên về mảng khoa học Lars Henrik Ogor của báo Berlingske (Đan Mạch) nói rằng mối đe dọa tự nhiên chính đối với sự sống trên Trái đất là một siêu núi lửa.

Tờ báo trích dẫn thông tin liên quan trong tác phẩm xuất bản gần đây của Ogor "Cuốn sách về những thảm họa lớn" (“The Big Evil Book of Catastrophes).

Chuyên gia nhắc lại vụ phun trào núi lửa xảy ra cách đây 75 nghìn năm trên đảo Sumatra. "Những khu vực rộng lớn bị bao phủ bởi lớp dung nham, bồ hóng và tro bụi sâu tới 400 mét. Tất cả động thực vật trong bán kính vài trăm km tính từ núi lửa bị chôn vùi trong lớp này mãi mãi", Ogor viết.

sieu-nui-lua-thuc-giac-co-the-de-doa-su-song-tren-trai-dat-dulichgiaitrivn-1637052341.png
Siêu núi lửa phun trào là một trong những sự kiện thảm khốc nhất lịch sử Trái đất

Núi lửa đã phun ra một lượng lớn tro bụi và khí, hình thành nên những đám mây khổng lồ bao phủ phần lớn châu Á khỏi ánh sáng mặt trời, kết quả là khu vực này của Trái đất bị bóng đêm che phủ.

Thảm họa thiên nhiên này đã dẫn đến tình trạng mùa đông núi lửa, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong vài năm giảm tới 10 độ C. “Chỉ có thể phán đoán về hậu quả mà tổ tiên chúng ta phải gánh chịu sau những sự việc đó” - chuyên gia viết, lưu ý rằng vài năm sau khi núi lửa phun trào và thế giới ấm trở lại thì trên Trái đất chỉ còn lại vài nghìn người.

Loài người đã trở thành một đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng, nhà báo Ogor tổng kết.

Các nhà địa chất nghiên cứu về siêu núi lửa Toba hiện đang im ắng trên đảo Sumatra , Indonesia đã phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy magma vẫn đang tiếp tục tích tụ sâu trong lòng của nó.

Các kết quả thí nghiệm và mô phỏng kỹ thuật số cho thấy sự phun trào của các siêu núi lửa xảy ra do lớp magma lỏng dâng cao xuyên qua vỏ trái đất - khi nó dâng lên từ độ sâu hơn 10 km sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở mạnh dẫn đến một vụ nổ và hiện tượng phun trào gây thảm họa.

KIM DUNG