Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”

Admin
Tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai Javelin đã đóng vai trò quan trọng ở chiến trường Ukraine, chứng tỏ hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72.

Bulgaria vừa trở thành quốc gia thành viên NATO mới nhất được "bật đèn xanh" mua hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148F Javelin.

Trước đó, yêu cầu của quốc gia Đông Âu về mua 218 bệ phóng và thiết bị liên quan đến Javelin trong một thỏa thuận trị giá 114 triệu USD đã được Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận. Hôm 20/9, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) trực thuộc Lầu Năm Góc đã chuyển chứng nhận bắt buộc cho Quốc hội Mỹ.

Tên lửa Javelin "sẽ cải thiện năng lực phòng thủ lâu dài và đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng của Bulgaria", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố. Tuyên bố cũng lưu ý rằng Bulgaria sẽ không gặp khó khăn gì khi tích hợp loại vũ khí này vào các lực lượng vũ trang của mình.

Hợp đồng chủ yếu sẽ được thực hiện bởi Liên doanh Javelin giữa Lockheed Martin, có trụ sở tại Orlando, Florida và RTX Corporation có trụ sở tại Tucson, Arizona.

Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”- Ảnh 1.

Một lính thủy đánh bộ Mỹ bắn tên lửa chống tăng Javelin trong cuộc tập trận Balikatan tại Fort Magsaysay, Philippines, ngày 13/4/2023. Ảnh: Stars and Strips

Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”- Ảnh 2.

Tên lửa tầm trung Javelin có sức sát thương cao đã được sản xuất với công suất tối đa kể từ năm 1994. Hệ thống Javelin thứ 50.000 được bàn giao vào năm 2021. Ảnh: Lockheed Martin

Washington nhấn mạnh rằng "thương vụ được đề xuất này sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực" và đảm bảo rằng "sẽ không có tác động tiêu cực nào đến khả năng sẵn sàng phòng thủ của Mỹ do đợt bán hàng được đề xuất này".

Thương vụ chỉ càng củng cố thêm mối quan hệ quốc phòng giữa Bulgaria và Mỹ, với việc cả hai đều là thành viên NATO, nâng cao năng lực của Bulgaria trong việc giải quyết các thách thức an ninh đang thay đổi.

Trước Sofia, các quốc gia Đông Âu khác, bao gồm Ba Lan và Cộng hòa Séc, đã mua hệ thống vũ khí được mệnh danh "sát thủ diệt tăng" này để tăng cường năng lực phòng thủ của mình trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở châu Âu.

Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”- Ảnh 3.
Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”- Ảnh 4.
Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”- Ảnh 5.
Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”- Ảnh 6.
Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”- Ảnh 7.
Tên lửa FGM-148F Javelin: “Sát thủ diệt tăng”- Ảnh 8.

Tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai FGM-148 Javelin. Ảnh: Military.com

Tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai Javelin đã đóng vai trò quan trọng ở chiến trường Ukraine, chứng tỏ hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72. Các thương vụ làm nổi bật tầm quan trọng ngày càng tăng của hệ thống Javelin trong chiến tranh hiện đại.

Sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại tự động, hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên" (fire and forget), FGM-148 Javelin cho phép người vận hành hệ thống nhanh chóng khai hỏa vào mục tiêu và kịp thời ẩn nấp để tránh rủi ro bị xe tăng đối phương phát hiện và bắn trả đũa.

Động cơ phóng cũng sử dụng nhiên liệu tên lửa thông thường để đẩy đầu đạn ra khỏi ống phóng, nhưng nó ngừng cháy trước khi tên lửa thực sự thoát khỏi ống. Động cơ bay chỉ được kích hoạt sau khi tên lửa bay đủ xa khỏi người vận hành, tạo ra rất ít lực phản hồi. Vì lý do đó, xe tăng thường thậm chí không biết rằng một tên lửa Javelin đã được bắn và đang hướng đến mục tiêu.

Tổ lái xe tăng đối phương thực sự không biết chuyện gì đã xảy ra với họ. Đó là lý do tại sao Javelin được ví là "sát thủ diệt tăng" thầm lặng.

"Sát thủ diệt tăng" FGM-148 Javelin

Nhà sản xuất: Mỹ

Lớp: Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM)

Nền tảng phóng: Có thể mang theo, khai hỏa từ trên vai người điều khiển

Chiều dài: 1,2 m

Đường kính: 127 mm

Trọng lượng phóng: 22,1 kg

Tải trọng: 8,4 kg đầu đạn chống tăng nổ mạnh (HEAT) có đầu đạn nổ đôi

Tầm bắn: 2,5 km

Tốc độ: 140 m/giây

Tình trạng: Đang hoạt động

Sở hữu bởi: Cộng hòa Séc, Litva, Estonia, Pháp, Na Uy, Ba Lan, Gruzia, Ireland, Indonesia, Australia, New Zealand, Bahrain, Jordan, Oman, Qatar, Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ukraine, Vương quốc Anh, Mỹ…

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Loại vũ khí giúp “phản đòn” tên lửa siêu vượt âmLoại vũ khí giúp “phản đòn” tên lửa siêu vượt âm

Minh Đức (Theo UK Defence Journal, National Interest, Missile Threat)