Rau cải xoong
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe, được các nhà khoa học đánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng.
Rau cải xoong chứa vitamin A đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mắt, tốt cho sự phát triển xương và răng, hỗ trợ hệ miễn dịch và chống oxy hóa. Vitamin K giúp hoạt hóa các yếu tố trong quá trình đông máu và tham gia tổng hợp protein, giúp xương chắc khỏe.
Lượng vitamin C trong 100 g cải xoong đóng góp khoảng 25% nhu cầu vitamin C của người trưởng thành. Có vai trò trong việc hình thành collagen, tăng cường sức đề kháng, giúp tăng hấp thu chất sắt và chống oxy hóa. Tuy nhiên, vitamin C dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ nên cần lựa chọn rau cải xoong tươi, vừa mới được thu hoạch.
Ngoài ra, Folate trong cải xoong có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và hệ thần kinh như phòng chống đột quỵ, bệnh mạch máu, thoái hóa điểm vàng ở mắt, phòng chống Alzheimer và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ trong quá trình mang thai.
Đặc loại rau này giàu Kali giúp điều chỉnh nhịp tim, nồng độ natri máu, huyết áp. Bổ sung thực phẩm giàu kali là rất cần thiết ở người bệnh tim mạch.
Chất xơ có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón, duy trì sự cảm giác no lâu hơn, giảm hấp thu cholesterol, giữ đường huyết ở mức ổn định và có thể phòng chống ung thư đường tiêu hóa.

Khi chế biến, cần phải rửa rau thật kỹ và ngâm nước muối khoảng 30 phút để loại bỏ ký sinh trùng. Ảnh minh họa.
Loại rau này vốn ưa môi trường nước, thường được trồng ở những vùng đầm lầy, ao hồ. Chính điều kiện sống này khiến chúng dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng có trong nguồn nước ô nhiễm, đặc biệt là sán lá gan lớn. Nếu không được chế biến kỹ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người khi ăn, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Mặc dù loại rau này chứa chất dinh dưỡng có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Nếu mua ngoài chợ, nhiều bà nội trợ do dự do rau sống trong môi trường nước bẩn, thường bám nhiều bèo chứa nhiều và kí sinh trùng.
Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ nên ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao.
Rau cần nước
Rau cần được biết đến là loại rau cung cấp nhiều dưỡng chất như Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. Theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, giảm áp suất máu… Rau cần đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm. Tất cả các bộ phận của cây rau từ rễ, thân và lá đều có tác dụng chữa bệnh.
Loại rau này cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu máu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.
Hàm lượng albumin có trong rau cần là một chất rất ít trong các loại rau khác giúp giải độc cơ thể, chống tiêu khát, đặc biệt là ngộ độc kim loại nặng. Trong những trường hợp này bạn có thể dùng nước ép rau cần cả rễ sẽ có tác dụng.
Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu, theo Tiền Phong.

Rau cần nước là loại rau thủy sinh, sinh trưởng chủ yếu trong môi trường nước. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá ruột lớn... phát triển và bám vào lá rau. Ảnh minh họa.
Rau cần có hai loại là rau cần cạn trồng ở ruộng và rau cần nước trồng ở các ao hồ. Chủ yếu chúng ta sử dụng rau cần nước trong bữa ăn hàng ngày, Mỹ đánh giá "rau tốt nhất thế giới" hóa ra là rau quen thuộc ở nước taĐỌC NGAY