Phát triển công nghiệp văn hóa để bảo tồn ‘di sản văn hóa Thăng Long’

Hoàng Huyền
Ngày 9/7, sau 2 cuộc tọa đàm thành công, Thành ủy Hà Nội tiếp tục tổ chức tọa đàm lần thứ 3 với chủ đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp”. Tọa đàm do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì.

di sản văn hóa Thăng Long

Hà Nội hiện đang hoàn thiện Nghị quyết chuyên đề phát triển công nghiệp văn hóa ở trên địa bàn Thủ đô, bổ sung cụ thể nhiệm vụ thực hiện gắn với lộ trình nhất định, có điểm nhấn và tính khả thi, tiến tới mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa là góp phần bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long và phát triển con người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Phát triển công nghiệp văn hóa để bảo tồn ‘di sản văn hóa Thăng Long’-dulichgiaitri.vn
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Gia Huy)

Địa phương lựa chọn lĩnh vực công nghiệp văn hóa khả thi để triển khai

Ngày 9/7, sau 2 cuộc tọa đàm thành công, Thành ủy Hà Nội tiếp tục tổ chức tọa đàm lần thứ 3 với chủ đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp”. Tọa đàm do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì.

Tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện do Thành ủy Hà Nội tổ chức nhằm huy động những đóng góp trí tuệ, tâm huyết cho mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai cho biết, tại nhiệm kỳ này, Đảng bộ TP. Hà Nội quyết định lựa chọn xây dựng Nghị quyết chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa ở trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” làm bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô với tầm nhìn rộng mở, bắt kịp xu thế thời đại...

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và để có thêm những căn cứ khoa học và thực tiễn, Thành ủy Hà Nội chủ trương tổ chức các buổi tọa đàm tham vấn các ý kiến để nhận được nhiều ý kiến tham vấn, đóng góp tích cực từ các cơ quan Trung ương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trên lĩnh vực văn hóa cũng như những sáng kiến góp ý, hiến kế các ý tưởng của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng sáng tạo địa bàn Thủ đô.

Tọa đàm cũng nhằm nhận diện rõ tiềm năng, thế mạnh của các ngành, địa phương, đơn vị mình trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; lựa chọn lĩnh vực ngành công nghiệp văn hóa mà ngành, địa phương, đơn vị thấy có khả thi triển khai, thực hiện được; đánh giá năng lực triển khai, dự báo những thuận lợi và những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai thực hiện, đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá, tạo bước chuyển biến rõ nét thúc đẩy công nghiệp văn hóa của ngành, địa phương, đơn vị góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

Tại tọa đàm, các quận, huyện, Sở, ngành... đều khẳng định, Hà Nội có nhiều lợi thế về văn hóa mà không địa phương nào trên cả nước có được, song chưa khai thác hết được các tiềm năng. Nguyên nhân bởi chưa có một môi trường văn hóa chất lượng, ngược lại bị bó hẹp, đóng khuôn; người làm văn hóa nhiều sức sáng tạo nhưng yếu về kinh doanh, trong khi, nhà đầu tư và người tâm huyết trong lĩnh vực này chưa "gặp nhau"...

Các đại biểu cũng cho rằng, văn hoá không chỉ đóng góp 5%-7% vào GDP mà hiện diện trong nhiều mặt khác nhau. Giai đoạn 4.0, văn hoá phải trở thành công nghiệp mũi nhọn. Vì vậy, phải có cơ chế, chính sách để người làm văn hóa và người kinh doanh văn hóa gặp nhau.

Các quận, huyện, thị xã cũng nhận định hiện đang thiếu sự liên kết giữa các địa phương với các trung tâm, các làng văn hóa. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh sự phối hợp và liên kết giữa các địa phương với những đơn vị có liên quan, xa hơn là giữa Hà Nội và các cơ quan Trung ương trong phát triển văn hóa.

Phát triển công nghiệp văn hóa để bảo tồn ‘di sản văn hóa Thăng Long’-dulichgiaitri.vn
Ảnh: Gia Huy)

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, Hà Nội xác định xây dựng và phát triển văn hoá, con người là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và khẳng định tiềm năng, lợi thế trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa, hướng tới xây dựng diện mạo, môi trường văn hóa mới cho Thủ đô.

Liên tiếp trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, Thành phố đã có hẳn một Chương trình công tác dành riêng cho việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển văn hoá của Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong đợi.

Vấn đề đặt ra cho Hà Nội là phải tìm ra được giải pháp thích hợp. Hà Nội trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO với linh vực Thiết kế sáng tạo bởi Thành phố luôn quan tâm phát triển văn hoá và luôn quan tâm tới việc khai thác, phát huy những giá trị truyền thống.

Nhưng hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá với sự canh tranh rất lớn giữa các quốc gia thì sự sáng tạo là yếu tố quyết định trong mối cạnh tranh đó. Lĩnh vực Thiết kế sáng tạo là nội dung rất quan trọng, nó chi phối, tác động đến rất nhiều ngành và linh vực trong đó đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghiệp văn hoá. Nếu tập trung vào đó, sẽ vừa phát huy lại vừa khai thác được truyền thống mà đồng thời lại tận dụng và tiếp cận được vấn đề của thế giới.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành, địa phương để hoàn thiện đề án, bổ sung thêm các số liệu cần thiết. Cần chỉ rõ những nhiệm vụ trong từng giai đoạn, các giải pháo phải mang tính khả thi. Đối với Dự thảo Nghị quyết, cần điều chỉnh lại kết cấu, tiếp thu, bổ sung một số giải pháp về quy hoạch, nguồn lực, giải pháp phối hợp để khai thác có hiệu quả các nguồn lực văn hoá của Trung ương nằm trên địa bàn Thành phố.Các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm từ chính những đơn vị là đối tượng thực hiện và hưởng lợi từ các Đề án, Nghị quyết này chính là động lực để quyết tâm hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả các nội dung.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Hà Nội rất quan tâm tới vấn đề văn hóa tổng thể, phát triển kinh tế đi liền với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống. Hà Nội đã xin ý kiến của 4 nhóm đối tượng trong lĩnh vực này, qua đó làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, tiềm năng, lợi thế của Hà Nội hiện nay.

Hiện, Thành phố đang hoàn thiện, bổ sung cụ thể nhiệm vụ thực hiện gắn với lộ trình nhất định, có điểm nhấn và tính khả thi, tiến tới mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa là góp phần bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long và phát triển con người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trong đó, thành phố cần phải nhận thức doanh nghiệp, nghệ sĩ, nghệ nhân, quần chúng Nhân dân là chủ thể sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hóa; Nhà nước phải tạo ra những điểu kiện hạ tầng cơ bản để thúc đẩy văn hoá phát triển; Xã hội hóa đầu tư cho phát triển công nghiệp văn hóa.

Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu các quận, huyện, thị xã phải xác định tiềm năng thế mạnh của mình trong lĩnh vực này; Coi đề án, nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa như bước đệm để phát triển. Trước mắt, các quận, huyện cần có sự quy hoạch tổng thể về thiết chế văn hóa của địa phương; Bố trí các dự án lĩnh vực văn hóa vào đầu tư công trung hạn…

Đồng thời đề nghị Ban cán sự UBND Thành phố sớm chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu ngay các giải pháp về cơ chế, chính sách ví dụ như cơ chế tự chủ cho các đoàn nghệ thuật, đầu tư cho cơ sở vật chất, giải phóng sự sáng tạo của các văn nghệ sĩ trong khuôn khổ pháp luật, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các không gian sáng tạo…

Hòa An/chinhphu.vn