Thứ cỏ dại xưa không ai "ngó", ai ngờ thành đặc sản "hốt" bộn tiền 20 triệu/kg vẫn có người mua

Admin
Ngày trước, khi cây cỏ kim cương chưa có giá ít ai để ý đến, nếu có thì chỉ hái về để nấu canh ăn. Tuy nhiên có thời điểm 20 triệu đồng/kg vẫn có nhiều người săn lùng.

Có một loại cỏ mọc hoang được mệnh danh là "thần dược", từng có thời gian được các đại gia săn lùng với giá đắt đỏ lên đến tiền triệu thậm chí vài chục triệu/kg. Loại cỏ nhắc đến ở đây là cỏ kim cương.

Nó còn có tên gọi mĩ miều khác là lan kim tuyến. Đây là một loài thực vật thuộc họ ngọc lan, một loại thảo dược quý hiếm trong chi Caladium, được miêu tả có lá nhẵn, bóng, trên bề mặt có những đường vân rõ ràng, màu lá xanh đậm pha chút hồng rất đặc trưng. 

Đời sống - Thứ cỏ dại xưa không ai 'ngó', ai ngờ thành đặc sản 'hốt' bộn tiền 20 triệu/kg vẫn có người mua

Theo Đông y cỏ kim cương có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. Ảnh minh họa.

Giống như các loài lan khác, lan kim tuyến ưa môi trường ẩm ướt và râm mát, thường mọc ở các khu rừng núi hẻo lánh với hệ sinh thái nguyên sinh khó tiếp cận và các khu vực ẩm ướt có nhiều mùn. Nó chỉ có ở một số vùng núi hẻo lánh hoặc vùng đồi núi, thôn quê.

Lý do loại cỏ dại này đắt đỏ là trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc "Bản thảo cương yếu" ghi rằng, lan kim tuyến có chức năng và công dụng đặc biệt, giúp làm mát huyết, dịu gan, thanh nhiệt, giải độc, được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại, có tác dụng phục hồi các tế bào gốc bị tổn thương và thường được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường, sỏi, viêm phế quản,…

Loài thảo dược hoang dã này rất quý, nên có thời điểm rao bán cây tươi có thể bán được 3 triệu đồng/kg, trong khi phơi khô có thể lên tới gần 20 triệu đồng/kg.

Nhận thấy loại cỏ này có giá trị cao nên một số người đã tự trồng cây này nhưng hiệu quả không cao, vì rất khó trồng, quá nhạy cảm với môi trường, khó sống được khi nhiệt độ và độ ẩm ở mức thấp. Do đó, nếu các bạn nhìn thấy cây này thì hãy chú ý bảo vệ, đừng tùy tiện đào bới, đừng chạy theo trào lưu tận thu tận diệt.

Đời sống - Thứ cỏ dại xưa không ai 'ngó', ai ngờ thành đặc sản 'hốt' bộn tiền 20 triệu/kg vẫn có người mua (Hình 2).

Cỏ kim cương phơi khô có giá rất đắt đỏ.

Mặc dù cây lan kim tuyến có lịch sử từ rất lâu đời, là loại dược liệu được nhân dân sử dụng rộng rãi hàng trăm năm nay, có địa vị cao trong thang đánh giá, là thứ có thể chữa bách bệnh, cứu người. Tuy nhiên ít người biết đến.

Đây là loại cỏ dại vốn dĩ là sản vật đặc biệt trong các cung đình các triều đại xưa, được coi là những món ngon của núi rừng chỉ có hoàng tộc mới được ăn.

Do loại cây này giá cao nên được nhiều khách sạn, nhà hàng và những người giàu có sử dụng để làm nguyên liệu nấu món ăn cao cấp, giá trị dinh dưỡng rất phong phú, đã có thử nghiệm thực nghiệm, axit amin và một số chất chống lão hóa, các nguyên tố vi lượng có hàm lượng cao hơn nhân sâm hoang dã.

Loại cỏ dại này có nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều cách chế biến khác nhau. Bạn có thể hầm với súp gà hoặc hầm với chim bồ câu, xương sườn, vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng bổ gan, bổ mắt, dưỡng âm, bổ khí. Đối với người trung niên và cao tuổi, nó còn có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận tráng dương rất tốt.

Đời sống - Thứ cỏ dại xưa không ai 'ngó', ai ngờ thành đặc sản 'hốt' bộn tiền 20 triệu/kg vẫn có người mua (Hình 3).

Kim tuyến chỉ mọc ở nơi đất tốt và tơi xốp, không có ánh sáng trực tiếp của mặt trời và thường mọc thành bãi. Kim tuyến cũng chỉ có ở trong những mạn rừng sâu và cao, rất hiếm ở khu vực rìa rừng.

Điểm nổi bật của cỏ kim cương là sống ở nơi ẩm ướt và mọc rải rác trong rừng sâu. Mặt trên lá có màu tím nhung, gân lá hiện lên rất rõ, lá dày nhưng rất mềm mượt, óng ánh như kim tuyến, mặt dưới màu phớt hồng, thân chia thành từng đốt. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.

Ở nước ta nhiều năm trước, đã có lúc cỏ kim cương bỗng sốt xình xịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 1 triệu đồng/kg.

Khi biết giá trị thật của cỏ kim cương nhiều người rất hào hứng khi nhìn thấy những loại cây có lợi nhuận như vậy, tuy nhiên do sản lượng thấp và khai thác quá nhiều nên số lượng cây hoang dã ngày càng giảm. Vào những năm 1990, nó đã được chính phủ Trung Quốc đưa vào danh sách cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng.

Những năm trở lại đây, một số người đã tự trồng cây này nhưng hiệu quả không cao, vì rất khó trồng, quá nhạy cảm với môi trường, khó sống được khi nhiệt độ và độ ẩm ở mức thấp.

Báo Tổ Quốc dẫn nguồn theo trang web caythuoc.org thì cây lan kim tuyến là một thành phần trong những bài thuốc cổ của đồng bào người dân tộc vùng Tây Bắc. Theo kinh nghiệm dân gian cây có những công dụng chính như sau:

Hỗ trợ điều trị ung thư

Điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị các bệnh về gan

Tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi căng thẳng

Điều trị mất ngủ

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân tiểu đường

Người bị đường huyết cao

Bệnh nhân gan như: Xơ gan, viêm gan B, ung thư gan

Người gầy yếu, kém ăn, suy nhược cơ thể

Người bị mất ngủ

Người bình thường dùng rượu ngâm lan kim tuyến rất tốt.

Một số bài thuốc dân gian từ cỏ kim cương

Bác sĩ Hoàng Xuân Đại chi sẻ với Sức khỏe & Đời sống lợi ích khi dùng cỏ kim cương:

- Liều dùng trong ngày khoảng 20g tươi hoặc 5g khô. Dùng ngoài là cả cây tươi giã nát đắp lên chỗ vết thương sưng đau.

- Dùng chữa lao phổi, khạc ra máu; thần kinh suy nhược, chán ăn: cây lan gấm 2 – 10g, sắc ngày 1 thang, chia 3 lần uống.

- Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu và thần kinh suy nhược, kém ăn, ít ngủ, tinh thần suy sụp: Dùng lan gấm 20 – 40g, mạch môn 20g, huyền sâm 20g, ngưu tất 20g, quyết minh tử (sao) 20g, hoài sơn 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Trúc Chi (t/h)