Tin liên quan
Hoàn thiện Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế vượt trội để phát triển Thủ đô
Cần có cơ chế quản lý hiệu quả hơn trong việc mua và bán thuốc.
Hà Nội: Chủ động mọi tình huống, tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Hội Nhà báo thành phố Hà Nội hiện có gần 900 hội viên sinh hoạt tại 12 tổ chức Liên Chi hội, Chi hội và CLB Nhà báo cao tuổi. Trong nhiều năm qua Hội đã thực sự là ngôi nhà chung của anh chị em các thế hệ làm báo Thủ đô, trung tâm đoàn kết thống nhất ý chí và hành động vượt qua trở ngại, khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của mỗi tờ báo, xứng đáng với niềm tin yêu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô dành cho.
Mỗi người làm báo luôn xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc thắp lên ngọn lửa tri thức, lòng nhân ái trong cộng đồng xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hóa thấm đẫm tính nhân văn, lắng động giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đủ sức lay động lòng người lan tỏa sâu rộng giá trị cao đẹp: Chân - Thiện - Mỹ.
Từ thực tiễn sôi động từng cơ quan báo chí Hà Nội và hội viên không ngừng tự hoàn thiện mình theo kịp yêu cầu đặt ra, đặc biệt là xây dựng cơ quan báo chí văn hóa, người làm báo văn hoá, thực sự tiêu biểu cho cả nước.
Nhà báo Kiều Thanh Hùng cho biết: Qua gần 2 năm xây dựng phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo Việt Nam”, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phát động, các cơ quan báo chí Hà Nội và mỗi hội viên nhà báo Thủ đô đều tích cực hưởng ứng.
Sau lễ ký kết Giao ước thi đua ngày 10/8/2022 giữa các đơn vị là bước xây dựng cụ thể, chi tiết các điều khoản, tiêu chí văn hóa phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tình hình cơ sở vật chất, công tác tổ chức, nội vụ, đặc thù của từng cơ quan.
Căn cứ những tiêu chí đã thống nhất Ban biên tập và thư ký Liên Chi hội, Chi hội phổ biến công khai đến hội viên, tổ chức thực hiện và giám sát hằng ngày. Nhất là các hoạt động của văn phòng thường trú, phóng viên với cơ sở...
Từ những cách làm cụ thể, sâu sát đó tình trạng phóng viên, hội viên sai phạm luật báo chí, 10 quy định về đạo đức sử dụng mạng xã hội; vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo đã giảm rõ rệt. Không khí văn hóa, cởi mở chan hòa, đoàn kết trong cơ quan và giữa anh chị em hội viên trở thành động lực chính giúp mọi người, say mê sáng tạo, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, ngày càng có nhiều tác phẩm báo chí chất lượng, tạo hiệu ứng xã hội tốt.
Riêng đối với các Tờ báo thuộc cơ quan đoàn thể thành phố được đánh giá là có nhiều chuyển biến đồng bộ, toàn diện. 12 tiêu chí xây dựng cơ quan văn hóa và người làm báo văn hóa đều được anh chị em hội viên thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm. Tinh thần Nghị quyết Chuyên đề toàn khóa XVII đảng bộ thành phố về văn hóa và chỉ thị số 30-CT/TỦ ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường chỉ đạo của cấp ủy lĩnh vực Văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025 đã được cụ thể hóa trong suy nghĩ, việc làm hằng ngày của hội viên.
Ba tiêu chí quan trọng hàng đầu là Đạo đức - Lối sống - Phong cách luôn được anh chị em đề cao và tự giác rèn luyện, tuân thủ. Cũng từ đó mà nhiều tác phẩm viết về đề tài văn hóa Hà Nội, về người Thủ đô có tính phát hiện, đa dạng, sâu sắc, thể hiện tâm lực và lao động báo chí nhiều hơn, thu hút đông đảo công chúng và bạn đọc.
Riêng các cuộc thi do Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức như: “Viết về cuốn sách yêu thích”, “Gia đình thời nay”... được đánh giá cao, tính lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng Thủ đô và đất nước. Trở thành điểm sáng của cơ quan báo chí văn hóa.
Trong tuyên truyền Chương trình 06/CT-TU và Chỉ thị 30/CT-TU, báo Phụ nữ cũng có nhiều sáng kiến ấn tượng nhờ tổ chức các cuộc thi, xây dựng các chuyên mục viết phù hợp với giới nữ về gia đình, tôn vinh những tấm gương thanh lịch, văn minh, hoặc các hoạt động như Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến – Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác giai đoạn 2018-2023 – Giao lưu phụ nữ Thủ đô “Tự tin – Hội nhập – Kết nối – Thành công”, Giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô Khỏe – Đẹp lần thứ I”.
Đặc biệt, là cơ quan ngôn luận của Hội LHPN Hà Nội, Báo đã tuyên truyền rất hiệu quả Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, góp phần nhân rộng sự tích cực của Cuộc vận động đến với mọi thôn, xóm, phố phường… Và hôm nay, việc tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng vì Hà Nội thanh lịch, văn minh, gắn với cuộc vận động phụ nữ thủ đô ứng xử đẹp” ghi nhận thêm một việc làm ý nghĩa của báo trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô “Văn hiến- văn minh- hiện đại”.
Trong tình hình chính trị, kinh tế xã hội quốc tế và trong nước có nhiều biến động khó lường, hơn lúc nào hết những người làm báo Thủ đô cần không ngừng tôi rèn bản lĩnh cách mạng, đề cao quan điểm lập trường và tinh thần xung kích của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng mà Đảng và nhân dân giao cho. Thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam đề ra, xây dựng nền báo chí Việt Nam: Hiện đại - Chuyên nghiệp - Nhân văn.
Để đạt tới ba tiêu chí này không thể không xây dựng môi trường văn hóa báo chí và người làm báo văn hóa. Phải coi đây là vấn đề sống còn, là yêu cầu không thể thiếu và hết sức cấp thiết đối với tất cả các cơ quan báo chí của Thủ đô và cả nước. Đời sống báo chí càng sôi động, thông tin càng bùng nổ, công nghệ truyền thông càng phát triển nhanh chóng, càng đòi hỏi mỗi người làm báo, từng cơ quan báo chí đề cao giá trị của văn hóa, bởi văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, một khi văn hóa trở thành bệ đỡ cho báo chí, chắc chắn báo chí sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.