3 loại nước rẻ tiền nhưng nhiều dưỡng chất F0 cần bổ sung ngay

Admin
Ngoài nước lọc còn có 3 loại nước vừa tốt giá thành lại rẻ giúp cho cho người bệnh Covid-19 nhanh khỏi, ít biến chứng.

Nước chanh pha loãng

Sức khỏe - 3 loại nước rẻ tiền nhưng nhiều dưỡng chất F0 cần bổ sung ngay

Trong chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hóa khác giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, trị chứng sốt, chứng viêm cho bệnh nhân là F0 điều trị tại nhà hay háo, khát, nhu cầu nước cao. Ảnh minh họa.

Quả chanh có vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đặc biệt giúp ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và giảm stress rất hiệu quả. Lượng kali dồi dào trong loại quả này còn giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp, có tác dụng chống oxy hóa và hỗ trợ thải độc. Tinh dầu chanh giúp thư giãn mạch máu, giảm đau họng, hỗ trợ hạ sốt nhanh.

Ngoài ra, chanh có tác dụng tiêu đờm, nhầy, giảm ho là triệu chứng mà các F0 thường mắc phải. Chanh làm cho đờm loãng ra, dễ khạc, làm giảm mạnh các triệu chứng khó thở của bệnh nhân.

Khi uống đủ nước trong cơ thể sẽ chuyển hóa tốt, giảm tạo ra các acid lactic, là loại acid đầu độc cơ gây đau mỏi người. Do đó uống nước chanh đường giúp cơ thể giảm sản sinh ra acid lactic.

Các bệnh nhân là F0 hay háo, khát, nhu cầu nước cao. Loại nước này chứa đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm sự mệt mỏi, lợi tiểu và tăng sự đào thải độc tố cho cơ thể.

Nước dừa

Sức khỏe - 3 loại nước rẻ tiền nhưng nhiều dưỡng chất F0 cần bổ sung ngay (Hình 2).

Nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, vitamin tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240ml chứa 60 calo. Đặc biệt các khoáng chất trong nước dừa như kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể. Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2 quả dừa. Tránh pha thêm đường vào nước dừa vì có thể cản trở khả năng miễn dịch. Có thể thêm vài lát gừng và 2-3g muối vào nước dừa để khử bớt tính hàn. Bệnh nhân lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu, đường huyết cao, hư nhược, tiêu hóa kém... thì không nên uống nước dừa.

Lưu ý: Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nước mật ong ấm

Sức khỏe - 3 loại nước rẻ tiền nhưng nhiều dưỡng chất F0 cần bổ sung ngay (Hình 3).

Uống nước mật ong ấm rất tốt cho sức khỏe.

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nó càng tốt hơn nếu kết hợp với một loại gia vị là gừng. Bởi cả hai đều có đặc tính kháng khuẩn giúp tránh nhiễm trùng và các tế bào gây hại cho cơ thể. Khi mật ong kết hợp cùng gừng sẽ tạo nên một thức uống chống dị ứng và chữa lành vết thương trên cơ thể, tốt cho người bệnh F0 điều trị tại nhà.

Theo nhiều nghiên cứu, hợp chất gingerol và shogaol trong gừng đóng vai trò là chất chống ôxy hóa mạnh, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, thành phần dưỡng chất và hàm lượng vitamin dồi dào trong mật ong cũng giúp tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự vận động của tế bào.

Nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường khó ngủ. Vậy, chỉ thần một thìa mật ong pha nước ấm có thể cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, mật ong có đặc tính kháng khuẩn giúp cải thiện phản ứng miễn dịch.

Trúc Chi (t/h theo Sức khỏe & Đời sống, Lao Động)