Báo chí giải pháp - câu chuyện thường nhật của phát triển bền vững

Add
Viện Goethe vừa tổ chức hội thảo chuyên đề "Báo chí giải pháp trong phát triển bền vững" nhằm tập trung tìm ra góc nhìn mới mẻ của báo chí giải pháp trong việc đưa tin về phát triển bền vững.

Báo chí giải pháp - câu chuyện thường nhật của phát triển

bao-chi-giai-phap-cau-chuyen-thuong-nhat-cua-phat-trien-ben-vung-dao-dien-nguyen-tai-van-7-1716824676.jpg
Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Tài Văn - Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam đã có chia sẻ về vai trò của báo chí giải pháp đối với phim tài liệu

Hội thảo "Báo chí giải pháp trong phát triển bền vững" diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà báo, nhà làm phim tài liệu quan tâm đến việc đưa thông tin về các chủ đề bền vững. Đây là một phần trong sáng kiến thường niên sản xuất phim tài liệu về phát triển bền vững năm 2023 - 2024, do Viện Goethe Hà Nội khởi xướng.

Nhà đào tạo về báo chí giải pháp của Mạng lưới Báo chí giải pháp tại Việt Nam, nhà báo Nhung Nguyễn cho biết, với 10 năm kinh nghiệm, chuyên viết về biến đổi khí hậu và bất bình đẳng ở Việt Nam, mảng quan tâm hiện tại của cô là những phương thức ứng phó của cộng đồng và cá nhân trước các thách thức này và ý nghĩa của chúng.

bao-chi-giai-phap-cau-chuyen-thuong-nhat-cua-phat-trien-ben-vung-dao-dien-nguyen-tai-van-2-1716826125.jpg
Nhà báo Nhung Nguyễn cho rằng báo chí giải pháp là cách đưa tin về các nỗ lực đang được thực hiện để giải quyết các vấn đề xã hội

Theo nhà báo Nhung Nguyễn, báo chí giải pháp là cách đưa tin về các nỗ lực đang được thực hiện để giải quyết các vấn đề xã hội. Trong báo chí giải pháp, các nhà báo đưa tin về các vấn đề và giải pháp đang diễn ra một cách chặt chẽ, dựa vào bằng chứng. Do đó, báo chí giải pháp có thể nhìn nhận là những bài điều tra về giải pháp, được thực hiện với tiêu chuẩn báo chí cao, đầy đủ các thao tác, nguyên tắc như khi làm báo chí vấn đề, với các câu chuyện, nhân vật, bằng chứng, dự liệu, nhận định chuyên gia và phản biện đa chiều.

Từ những kinh nghiệm trong quá trình làm phim, đạo diễn, NSƯT Nguyễn Tài Văn - Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam lại chia sẻ về vai trò của báo chí giải pháp đối với phim tài liệu. Theo đạo diễn Nguyễn Tài Văn, các tác phẩm của anh đều được áp dụng đủ bốn trụ cột trong báo chí giải pháp mà nhà báo Nguyễn Nhung đã chia sẻ tại hội thảo.

bao-chi-giai-phap-cau-chuyen-thuong-nhat-cua-phat-trien-ben-vung-dao-dien-nguyen-tai-van-4-1716826306.jpg
Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Tài Văn - Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam cho rằng: Bốn trụ cột chính là bốn thành tố mà khi làm phim cần phải tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong phim của mình

Cụ thể, bốn trụ cột đó chính là bốn thành tố mà khi làm phim cần phải tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong phim của mình. Ở trụ cột thứ nhất theo nhà báo Nguyễn Nhung đó là “Giải pháp” thì ở bất kỳ một bộ phim nào Đạo diễn Nguyễn Tài Văn cũng đều nhấn mạnh và đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên tùy vào tình huống và câu chuyện mà kết cấu phim của Đạo diễn Nguyễn Tài Văn sẽ có phần giải pháp được đưa lên đầu hay ở kết phim. Các nhân vật, các sự kiện được lựa chọn đó là những con người nổi tiếng, những sự việc tiêu biểu, điển hình nhưng tôi không tập trung lấy họ làm trung tâm của câu chuyện, không tập trung ca ngơi một cá nhân hay một tổ chức nào, mà trọng tâm nằm ở những hành động của họ khi cố giải quyết vấn đề.

Lấy ví dụ cụ thể từ bộ phim phim tài liệu “Món nợ ân tình” sản xuất năm 2023. Đạo diễn Nguyễn Tài Văn cho biết đây là một phim tài liệu chân dung nói Về một nữ họa sĩ suốt hơn 10 năm dành thời gian của mìn đi dọc dài đất nước khắp 63 tỉnh thành để vẽ chân dung của những người mẹ Việt Nam anh hùng.

“Tôi không cố gắng lấy sự nổi tiếng của cô để làm câu chuyện cho phim mà phim tôi luôn đề cập đến ý nghĩa và thông điệp việc làm của cô cho xã hội và cho chính những người đồng đội của mình. Tôi làm việc này bởi vì tôi đang đi trả món nợ ân tình của tôi với những người đồng đội của mình, họ đã hy sinh cho đất nước, và cho tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi đã từng nhìn đồng chí đồng đội của tôi hy sinh, không còn cơ hội được ôm mẹ mình một lần cuối nên khi vẽ mẹ xong tôi đều xin được ôm các mẹ thay các đồng đội của mình đó là những gì họa sĩ Đặng Ái Việt đã chia sẻ trong phim của tôi.

Chiến tranh đã lùi xa, những mất mát đau thương thì thế hệ trẻ của chúng ta không thể quên nhưng tôi muốn thông qua những việc làm của con người cụ thể, và sự lan tỏa của họ trong xã hội để nhắc nhở thế hệ trẻ chúng tôi ngày càng ghi nhớ công ơn của thế hệ cha ông chúng ta đã hy sinh để giành lại độc lập cho chúng ta.

Và kết phim tôi chọn một nhóm bạn trẻ đang kế tiếp việc làm của người họa sĩ giúp các gia đình liệt sĩ phục hồi lại những bức ảnh cũ, mờ không có ảnh, làm lại theo lời kể của thân nhân, giúp cho gia đình có những bức ảnh màu để thờ tự. Và học tập theo việc làm của người họa sĩ ấy nhóm các bạn trẻ này bắt đầu từ cuối 2023 họ cũng bắt đầu tìm đến các gia đình mẹ việt nam anh hùng để xin được lưu lại hình ảnh của các mẹ cho thế hệ sau. Chuyện phim nói về đề tài chiến tranh nhưng không hề có một tiếng súng, nhưng khi xem đến kết phim khán giả đều cảm thấy nước mắt dâng trào, đến giờ mỗi khi xem lại tôi vẫn cầm được nước mắt”.

bao-chi-giai-phap-cau-chuyen-thuong-nhat-cua-phat-trien-ben-vung-dao-dien-nguyen-tai-van-5-1716826521.jpg
Bài học và hiểu biết là trụ cột tạo nên sức mạnh lan truyền của báo chí giải pháp

Còn đối với phim tài liệu, trụ cột thứ 2 là Bằng chứng thì đó là những chi tiết quan trọng đối với các phim tài liệu mà tôi đang làm, bằng chứng ở đây có thể ở nhiều dạng: từ định lượng như dữ liệu, cho đến định tính như câu chuyện, phỏng vấn đa chiều - chuyên gia, cán bộ địa phương người hưởng lợi và không hưởng lợi - hay quan sát, trải nghiệm, và đi đến giải quyết câu hỏi chủ đề là tại sao những sự việc hiện tượng và con người đó được lựa chọn để đưa vào câu chuyện phim của mình.

Những giới hạn hay hạn chế mà được đề cập là trụ cột thứ 3 của báo chí giải pháp thì cũng đã được vận dụng một cách linh hoạt trong các tác phẩm của mình. Chẳng hạn như phim tài liệu Nỏ Thần Lịch sử và huyền thoại, tôi đã phải rất cố gắng không quảng bá cho giải pháp nghiên cứu chứng minh của một cá nhân về việc nỏ thần An Dương Vương là có cơ sở khoa học, mà tôi cho khán giả tìm hiểu mọi ngóc ngách của vấn đề, mọi manh mối giải pháp ở các góc cạnh khác nhau.

Như văn hóa, lịch sử, khảo cổ, những bằng chứng được nhiều người đã đưa ra để chúng minh trước kia để chứng minh rằng nỏ thần An Dương Vương là có thật và có thể bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc. Đạo diễn Nguyễn Tài Văn đều tìm kiếm và đưa ra những gì không hiệu quả, những thách thức giải pháp chưa vượt qua được trong bối cảnh, thời điểm đó. Liệu nó có xuất phát từ thực tế là không có giải pháp nào là hoàn mỹ.

Các giới hạn trong nhiều trường hợp xuất phát từ bối cảnh, từ sự khác biệt về nguồn lực khiến cho giải pháp chưa đáp ứng được như dự định, hoặc vì tính chất đa dạng và khác biệt của các nghiên cứu, của người nghiên cứu, của thời điểm nghiên cứu dẫn đến nó thành công ở đây nhưng thất bại ở chỗ khác, hay nó chỉ phục vụ được đối tượng này mà chưa thể chạm tới nhóm khác đấy là những gì mà báo chí đề cập mà phim tài liệu do Đạo diễn Nguyễn Tài Văn và các đồng nghiệp đã đang làm, hay còn nhiều câu chuyện khác mà tôi đã làm như ô nhiễm nhựa vấn đề của thực tại và tương lai, hay ô nhiễm kim loại nặng ở sông Nhuệ - Đáy...

Bài học và hiểu biết là trụ cột tạo nên sức mạnh lan truyền của báo chí giải pháp thì cũng đã được Đạo diễn Nguyễn Tài Văn ứng dụng và thực hiện trong Phim “Ô nhiễm Nhựa ở biển” phim được ban giám khảo liên hoan phim Việt Nam trao giải bông sen bạc cho phim khoa học, không có bông sen vàng và nhiều giải thưởng khác tại liên hoan cánh diều vàng của hội điện ảnh Việt Nam, hay các kỳ liên hoan của liên hoan phim môi trường. Thực trạng là Việt Nam là nước đứng tốp đầu trên thế giới về ô nhiễm ở biển, và khi làm phim Đạo diễn Nguyễn Tài Văn mới được thực sự chứng kiến rác thải nhựa ở mọi nơi, trên bờ, dưới nước, hay từ trong chính cuộc sống của chúng ta và hiện tại dưới đáy biển các bạn không thể nhìn thấy nhưng khi lặn xuống dưới nước các bạn mới thấy hệ sinh thái đáy biển của chúng ta đang bị rác thải nhựa xâm chiếm như thế nào. ?

Đó là rác thải, là những cánh rừng ngập mặn phơi trắng và chết bởi rác thải nhựa bủa vây, những người dân đứng nhìn hàng chục hecta ngao của họ chết bởi vì thủy triều rút, rác thải nhựa phủ kín .v.v... hay những người dân đứng nhìn trước biển ước ao là nguồn thủy hải sản tự nhiên ngày càng khan hiếm do rác thải nhựa bủa vây. Và thực trạng rác thải nhựa do phao xốp vỡ ở các khu vực nuôi trồng thủy hải sản ở Vịnh Hạ Long Và Cát Bà, nhưng thật may mắn khi phim ô nhiễm nhựa ở biển được phát sóng và đã lan tỏa đến các tổ chức nghiên cứu bảo vệ môi trường quan tâm.

Sau đó đã có một dự án sơn phủ phao xốp ở trên vịnh bằng một loại sơn đặc biệt được các nước sơn phủ vỏ tàu giúp cho các tấm phao xốp đông cứng thành một khối và tuổi thọ được nâng lên đến 20 năm.

Theo Đạo diễn Nguyễn Tài Văn, đó là những bài học mà phim tài liệu mang lại, những giải pháp bằng chứng, giới hạn trong báo chí giải pháp của báo viết đều được những người làm phim tài liệu kế thừa và phát huy trong thế mạnh của báo hình, và ngôn ngữ của hình ảnh được những nhà là phim tài liệu phát huy tối đa. “Bởi vai trò của hình ảnh trong phim tài liệu hay là trong các tác phẩm truyền hình là yếu tố then chốt không thể thiếu trong những thước phim của chúng tôi” - Đạo diễn Nguyễn Tài Văn nhấn mạnh.

Tú Quyên