Di sản
Thưởng lãm di sản Thành cổ Sơn Tây từ khinh khí cầu
Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng UBND thị xã Sơn Tây và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Sơn Tây 2022 tại Sân vận động thị xã, nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập Thành cổ Sơn Tây.
Tri thức lịch Đoi và Lễ hội Khai Hạ của người Mường trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ VHTTDL vừa ban hành 2 quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cả hai di sản này đều thuộc về tỉnh Hòa Bình.
Nét văn hóa đặc sắc về lễ kết nghĩa anh em của dân tộc Ê Đê
Lễ kết nghĩa anh em của dân tộc Ê Đê là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, sinh hoạt giữa các cộng đồng dân tộc.
Hà Nội bảo tồn biệt thự Pháp cổ để làm trung tâm văn hóa
Sáng 27/4, TP. Hà Nội phối hợp với đại diện chính quyền Vùng Ile-de-France (Cộng hoà Pháp) tổ chức khởi công dự án bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp nhà biệt thự Pháp cổ tại 49 Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài.
Hà Nội có thêm 03 bảo vật quốc gia
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam mới ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021 công nhận 23 bảo vật quốc gia (đợt 10, năm 2021), trong đó Hà Nội có thêm 02 nhóm gồm 03 bảo vật quốc gia là Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long và Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.
Xuân về trẩy hội đền Đuổm
Lễ hội đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội suy tôn thánh Đuổm Dương Tự Minh - Vị tướng có cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt. Với những giá trị tiêu biểu, sâu sắc mang nét đẹp văn hóa tinh hoa trong lao động sản xuất và tinh thần đại đoàn kết bảo vệ bờ cõi đất nước, ngày 23/1/2017, Lễ hội đền Đuổm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tổ chức Triển lãm ‘Không gian Di sản văn hóa Việt Nam’
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4071/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam".
Ghi danh 31 di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 28-10, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2021. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Đức Trung chủ trì, thông tin về công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng qua.
Chùa Mía - Danh lam nổi tiếng xứ Đoài
Chùa Mía tên chữ là “Sùng nghiêm tự” cách thủ đô Hà Nội chừng 45km về phía Tây. Chùa được xây dựng trên một quả đồi nằm giữa làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Nâng tầm công tác quản lý khu di tích "đặc biệt của đặc biệt" Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập thể cán bộ, chiến sĩ, người lao động, nhất là các đồng chí lãnh đạo Ban Quản lý Lăng cần phát huy thành tựu đạt được trong 45 năm qua, nâng tầm công tác quản lý, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo khu di tích “đặc biệt của đặc biệt” Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng với cống hiến vĩ đại của Bác Hồ kính yêu cho dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta, xứng đáng với tình cảm mà dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta dành cho Người.
3 địa danh châu Á được UNESCO đưa vào danh sách ‘Di sản thế giới’
Các địa danh: “Tuyền Châu: Tòa nhà của thế giới thời Tống Nguyên - Trung Quốc” (ở Trung Quốc), “Đền Ramappa” ở Ấn Độ và “Tuyến đường sắt xuyên Iran” của Iran được UNESCO đưa vào danh sách ‘Di sản thế giới’.
Cả nước có 395 ‘di sản’ văn hóa phi vật thể quốc gia
Theo Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền cho biết, với 31 di sản được ghi danh trong năm nay, cả nước có tổng cộng 395 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nỗ lực ‘bảo tồn’ quần thể lim xanh tại đền Và
Rừng lim xanh tại khu di tích lịch sử văn hóa đền Và (làng Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có từ lâu đời, gắn liền với di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thánh đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Chợ tình Khâu Vai trở thành 'Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia'
Chợ Phong Lưu Khâu Vai (chợ tình Khâu Vai) không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị nhân văn cao đẹp mà còn là nơi ca ngợi mối tình trong sáng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng và phát triển chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa.