Khung cảnh "nhếch nhác" cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn

Admin
Rác thải sinh hoạt, phế liệu cùng tàn tích của một công trình đang tồn tại "nhếch nhác" dưới chân đền Độc Cước, nơi linh thiêng bậc nhất tại Tp.Sầm Sơn.

Để chuẩn bị cho mùa hè 2022, Tp.Sầm Sơn đã và đang phối hợp cùng các đơn vị tổ chức nhiều chương trình lễ hội nhằm thúc đẩy ngành du lịch hồi phục và phát triển sau dịch Covid-19.

Trong đó, khu vực đền Độc Cước được xem là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất tại thành phố biển này. Khi đến với Tp.Sầm Sơn, ngoài tắm biển và thưởng thức các món đặc sản địa phương, đền Độc Cước là địa điểm luôn được các du khách ưu tiên vãn cảnh.

Tuy nhiên, ngay dưới chân đền Độc Cước hiện tồn tại một bãi đất hoang "nhếch nhác", với diện tích khoảng 0,5ha và đang có nguy cơ biến thành một bãi rác thải.

Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn

Rác thải xây dựng bị đổ tràn lan.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, tại khu đất trên có nhiều rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng cùng những tàn tích còn sót lại của một công trình đã được phá dỡ... Thực trạng này ít nhiều gây mất mĩ quan.

"Tôi thường xuyên qua lại khu vực này, đền Độc Cược là khu vực linh thiêng của Tp.Sầm Sơn, tuy nhiên, giữa phố biển xinh đẹp đang được trang hoàng lộng lẫy để đón hè, thì vẫn còn khu vực có nhiều rác thải, cùng cây cối um tùm... trông rất mất mĩ quan", ông Nguyễn Hữu Đức, một người dân Tp.Sầm Sơn cho biết.

"Khu vực đó trước đây người ta xây Thủy tiên cung, trong quá trình xây dựng thường xuyên xảy ra các tai nạn lao động. Sau này, Thuỷ tiên cung bị phá bỏ. Theo tôi, chính quyền địa phương nên quy hoạch khu vực này thành một công viên nhỏ, trong đó trưng bày một số vật dụng đặc sắc của ngư dân Sầm Sơn, vừa thu hút du khách vừa tạo điểm nhấn cho khu vực", anh Nguyễn Hữu Cường, một chủ khách sạn cho biết.

Trong buổi họp báo thông tin hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2022, tổ chức vào tháng 3 vừa qua, khi PV có ý kiến về sự "nhếch nhác" của khu vực này, lãnh đạo Tp.Sầm Sơn cho biết cũng đang nghiên cứu phương án thích hợp để sớm xử lý tình trạng trên.

Dưới đây là một số hình ảnh tại khu vực dưới chân đền Độc Cước được Người Đưa Tin ghi nhận.

Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 2).
Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 3).
Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 4).
Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 5).

Nhiều rác thải sinh hoạt được người dân đem vứt bỏ tại khu vực dưới chân đền Độc Cước gây mất mĩ quan.

Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 6).
Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 7).
Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 8).
Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 9).

Một số vật dụng và công trình còn sót lại từ "thủy tiên cung" đã bị phá bỏ nằm rải rác tại khu vực này.

Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 10).
Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 11).

Rác thải xây dựng cũng được tập kết về đây.

Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 12).
Văn hoá - Khung cảnh 'nhếch nhác' cạnh ngôi đền linh thiêng bậc nhất Tp.Sầm Sơn (Hình 13).

Bên cạnh đó là hình ảnh đền Độc Cước cùng sân khấu trang hoàng của Lễ hội Cầu Phúc mới được tổ chức ngày 18/3 vừa qua.

Đền Độc Cước hay còn gọi là đền Thượng, toạ lạc trên đầu ngọn núi Cổ Giải (hình cổ rùa), thuộc dãy núi Trường Lệ, phường Trường Sơn, Tp.Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến thời nhà Lê được trùng tu, tới nay Đền đã được trùng tu lại nhiều lần.

Đền Độc Cước gắn liền với sự tích vị thần đã đánh đuổi quỷ biển, cứu giúp người dân Sầm Sơn. Theo đó, xưa kia đây là một vùng biển yên bình, cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, bỗng một ngày xuất hiện loài quỹ dữ, chúng cướp phá, đánh giết người, nhất là phụ nữ, trẻ em.

Khi đó, đã xuất hiện một cậu bé với Tôn Uý là “Chu Văn Khoan” lớn nhanh như thổi thành một chàng trai cao to vạm vỡ có sức khỏe phi thường. Cậu đánh đuổi bọn quỷ biển, nhưng khi cậu trong bờ thì chúng phá trên biển và khi cậu ra biển khơi bảo vệ tàu thuyền và ngư dân thì đám quỷ lại hoành hành trên bờ khiến cho người dân muôn phần sợ hãi.

Để bảo vệ cho cuộc sống bình an của người dân làng chài ven biển, chàng đã làm phép chia thân mình làm đôi. Một nửa theo người dân ra khơi đánh cá, một nửa lưu lại trên hòn Cổ Giải để chống loài quỷ biển bảo vệ người dân.

Tin rằng đó là vị thần xuống giúp dân giải trừ tai ương và để khắc ghi công ơn của Ngài, người dân Sầm Sơn lúc bấy giờ đã lập đền thờ ngay tại nơi có vết chân vị thần để lại, đặt tên đền là Độc Cước và đồng thời suy tôn thần là vị thần bảo trợ cho người dân biển.

Việt Phương