Nhóm họa sĩ "Rồng rắn lên mây": Làm nghệ thuật luôn phải sáng tạo để khẳng định dấu ấn riêng

Add
Làm nghệ thuật không chỉ là công việc, mà còn là cuộc sống, là những khát vọng bất tận, trong đó cần nêu cao tinh thần làm việc nghiêm túc và luôn phải sáng tạo để khẳng định dấu ấn riêng. Đó là những chia sẻ của nhóm họa sĩ Hà Nội với tên gọi "Rồng rắn lên mây".

Nhóm họa sĩ "Rồng rắn lên mây": Làm nghệ thuật luôn phải sáng tạo để khẳng định dấu ấn riêng

nhom-hoa-si-rong-ran-len-may-lam-nghe-thuat-luon-phai-sang-tao-de-khang-dinh-dau-an-rieng-dulichgiaitri-1-1733904138.jpg
Bảy thành viên của nhóm hoạ sĩ "Rồng rắn lên mây"

Nhóm họa sĩ "Rồng rắn lên mây" là một cộng đồng của những nghệ sĩ tài hoa, mỗi người có một phong cách và chất liệu riêng như: Sơn dầu, sơn mài hay điêu khắc. Họ đều chung một lý tưởng, tình yêu với nghệ thuật và tinh thần làm nghề nghiêm túc. Bởi vậy, nhóm “Rồng rắn lên mây” được ra đời với 8 thành viên gồm: hoạ sĩ Tào Tuấn Linh, Ngô Văn Thành, Nguyễn Xuân Đam, Nguyễn Quang Tâm, Nguyễn Hải Trường, Nguyễn Quang Tùng, Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Ngọc Trường.

Hoạ sĩ Nguyễn Thị Hằng Nga (người khởi xướng, trưởng nhóm) cho biết, chị là người khởi xướng và quyết định thành lập nhóm anh em hoạ sĩ này với mong muốn những người làm nghề cùng phát triển và gắn kết với nhau bởi câu chuyện nghệ thuật, không mang ý nghĩa cá nhân mà bằng chính tình cảm chân thành từ mỗi hoạ sĩ.

Nói về ý nghĩa đặt tên nhóm là “Rồng rắn lên mây”, trưởng nhóm, hoạ sĩ Nguyễn Thị Hằng Nga cho rằng: “Thực chất năm nay là năm rồng, năm sau là năm rắn mà hiện đang là cuối năm và chuẩn bị kết thúc năm cũ, thế nên tôi muốn cái gì đó để những anh em hoạ sĩ cùng nhau phát triển trong năm mới nên mới quyết định đặt tên nhóm là “Rồng rắn lên mây”.

“Rồng rắn lên mây” không chỉ là một cái tên, mà nó thể hiện sự nghiêm túc trong công việc, đồng thời phải tự tôn, tự tin với chính bản thân mình. Chắc hẳn, mỗi người hoạ sĩ trong nhóm sẽ có sự cuốn hút bí ẩn, có sư mê hoặc trong tranh của mình – thì đấy chính là tính của rồng của rắn. Cái đặc tính mà ai cũng mong muốn và đạt được điều đó thì không phải là dễ. Dẫu vậy, cá nhân tôi lại rất muốn anh em trong nhóm ngày càng phát triển, cố gắng để đạt được những thành công nhất định”.

Về hướng đi của nhóm, hoạ sĩ Hằng Nga cho biết: “Sang năm, nhóm có thể sẽ có một vài cuộc triển lãm tranh tại Hà Nội để anh em hoạ sĩ cùng phát triển và có ý tưởng sáng tạo tác phẩm. Đặc biệt, nhóm không cố định 8 thành viên mà muốn mở rộng hơn nữa, muốn các nghệ sỹ khác cùng chung lý tưởng về nghệ thuật cảm thấy hợp và hoà đồng với nhóm sẽ tạo cơ hội tham gia.

nhom-hoa-si-rong-ran-len-may-lam-nghe-thuat-luon-phai-sang-tao-de-khang-dinh-dau-an-rieng-dulichgiaitri-7-1733904138.jpg
Không gian trưng bày tranh của các hoạ sĩ nhóm "Rồng rắn lên mây"

Đến với lần trưng bày ra mắt này họa sĩ Nguyễn Quang Tùng mang tới 6 tác phẩm bằng chất liệu Sơn mài hết sức ấn tượng và hút mắt người xem. Anh cho biết: “ Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê Trung Du, Bắc Trung Bộ. Đã thấm vào tôi tự bao giờ, cái không gian và con người chịu thương, chịu khó, nhọc nhằn, một nắng hai sương trên cánh đồng thửa ruộng bờ tre gốc mít. Tôi đang như một người chép sử bằng hình ảnh qua lăng kính của tôi nhưng hiện tại bây giờ không còn nguyên vẹn như thế, tôi muốn lưu lại những kí ức đó. Tôi vẫn còn rất nhiều thứ để khai thác, tiếp nối mạch…?

Theo hoạ sĩ Hằng Nga, trong nước hay quốc tế chỉ là phạm vi hoạt động thôi, không phải tiêu chí nhưng đấy sẽ là môi trường để anh em trong nhóm phát triển về nghề. “Dù trong nước hay quốc tế thì những cuộc triển lãm mà anh em đủ khả năng tham gia được thì tôi sẽ cố gắng hướng đến cho mọi người”, nữ hoạ sĩ nói thêm.

Hiện tại, cái đương đại là môi trường mà tất cả mọi các hoạ sĩ đều mong muốn phát triển và vùng vẫy tự do. Tất cả mọi ngành nghề, mọi thứ đều không cổ hủ, không gò bó và trói buộc. Thực ra, 8 hoạ sĩ là tám trường phái khác nhau, tám cá tính khác nhau và mỗi người đều theo đuổi mục đích của riêng mình. “Tôi nghĩ 8 con người cùng làm nghệ thuật mà có thể gắn kết lại cùng ra hoạt động nhóm được với nhau là điều rất vui”, nữ hoạ sĩ Nga nhấn mạnh. Bởi vậy, chị rất mong các nhà sưu tập tranh đương đại - những người yêu thích hội hoạ sẽ biết đến rộng rãi hơn về nhóm.

Là thành viên nhiều tuổi nhất nhóm, hoạ sĩ Nguyễn Quang Tâm (sinh năm 1971) quan niệm rằng: “Mỗi người hoạ sĩ trong nhóm đều có trách nhiệm với chất liệu mà mình đang theo đuổi, hãy làm việc hết mình, cháy hết mình vì nghệ thuật. Đặc biệt, đã là thành viên nhóm “Rồng rắn lên mây” thì cùng nhau gắn kết bền chặt để nhóm ngày càng lớn mạnh, có ý tưởng cho những kế hoạch tương lai. Đồng thời, qua cuộc giao lưu này sẽ giúp anh em nhóm làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng”.

Một số tác phẩm Sơn mài của họa sĩ Nguyễn Quang Tùng:

nhom-hoa-si-rong-ran-len-may-lam-nghe-thuat-luon-phai-sang-tao-de-khang-dinh-dau-an-rieng-dulichgiaitri-5-1733904138.jpg
nhom-hoa-si-rong-ran-len-may-lam-nghe-thuat-luon-phai-sang-tao-de-khang-dinh-dau-an-rieng-dulichgiaitri-8-1733904138.jpg
nhom-hoa-si-rong-ran-len-may-lam-nghe-thuat-luon-phai-sang-tao-de-khang-dinh-dau-an-rieng-dulichgiaitri-7-1733904138.jpg

Tú Quyên